Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mùa xuân ơi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
{{Quote box|width=30%|align=right|quote="Hồi nhỏ trong xóm lao động, cuộc sống của gia đình tôi rất tiết kiệm, ăn để cho no chứ không phải cho ngon, chỉ có Tết thì ăn ngon. [...] Lúc nhỏ tôi rất mê Tết, khi lớn lên làm biên tập thì ca khúc xuân thiếu thốn bộn bề vì thời đó chưa cho phép nhạc xuân trước 1975 lưu hành, có những bài kháng chiến như 'Xuân chiến khu' năm nào cũng dựng, sau đó may là có 'Hoa xuân ca' của Trịnh Công Sơn và 'Lời tỏ tình mùa xuân' [của Thanh Tùng]. Tôi động viên mọi người cứ viết ca khúc dù không biết ca khúc có 'đứng' được hay không vì một năm có một lần thôi."|source=—Nguyễn Ngọc Thiện nói về nguồn cảm hứng và động lực để ông sáng tác các ca khúc mang chủ đề lễ Tết.<ref name="nld" /><ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/uyen-linh-hat-loi-to-tinh-cua-mua-xuan-trong-giai-dieu-tu-hao-201801251340182.htm|website=[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ]]|tiêu đề=Uyên Linh hát Lời tỏ tình của mùa xuân trong 'Giai điệu tự hào'|ngày=ngày 26 tháng 1 năm 2018|ngày truy cập=ngày 11 tháng 3 năm 2019|tác giả=Ngọc Diệp}}</ref>}}
 
Với lời nhạc vỏn vẹn hai mươi câu, "Mùa xuân ơi" là một ca khúc [[nhạc trẻ]] viết ở [[Số chỉ nhịp|nhịp 4/4]], cùngmang tiết tấu được mô tả là "rộn ràng" và "vui tươi."<ref name="vietnamnet" /><ref>{{Chú thích web|url=http://thethaovanhoa.vn/giai-tri/tet-nay-nghe-nhac-gi-n20120116072359750.htm|website=[[Thể thao & Văn hóa]]|tiêu đề=Tết nay nghe nhạc gì?|ngày=ngày 16 tháng 1 năm 2012|ngày truy cập=ngày 11 tháng 3 năm 2019|tác giả=Bình Minh}}</ref><ref>{{Chú thích web |url=http://www.ngochungphat.com/2018/01/sheet-mua-xuan-oi-bien-hoa.html |tiêu đề=Bản nhạc của "Mùa xuân ơi" |ngày truy cập=ngày 11 tháng 3 năm 2018 |nhà xuất bản=Ngọc Hưng Phát }}</ref> Theo nhà báo Tuấn Chiêu của ''[[VietNamNet]]'', "Mùa xuân ơi" nói lên "khát vọng về một dân tộc ấm no," về "một mùa xuân bình yên, tươi đẹp" và là "những tâm tư của [nhạc sĩ] gửi đến những người con phương xa về cảm xúc mong chờ ngày Tết, về khoảnh khắc sum họp..."<ref name="vietnamnet" /> Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng ông thường xuyên đưa đề tài xã hội vào các nhạc phẩm xuân sau khi quan sát thấy những ca khúc có chung đề tài (như "[[Xuân họp mặt]]" của [[Văn Phụng]] hay các sáng tác của [[Lê Dinh]]) gặt hái được nhiều thành công.<ref name="nld" /> Đối với ông, đề tài xã hội ở đây là "nhận thức đường phố thế nào, lòng người ra sao" khi xuân đến;<ref name="nld" /> còn hình ảnh cây mai, mâm cỗ, tiếng [[Bánh pháo|pháo]], chim én... được ông đưa vào thêm tựa như một hàm ý tốt lành.<ref name="vietnamnet"/> Riêng về phần lời của "Mùa xuân ơi", ông muốn "cô đọng" những ký ức về ngày Tết của ông từ thuở thơ ấu tới lúc trưởng thành trong bài hát.<ref name="vietnamnet" /> Ca khúc này cùng các nhạc phẩm xuân ông viết đều mang âm hưởng [[nhạc dân tộc]] nhằm phản ánh chính chủ đề của chúng, thay vì mang âm hưởng [[nhạc Tây phương]] thường thấy ở các tác phẩm thuộc nội dung khác của vị nhạc sĩ.<ref name="vtc10" />
 
Trong câu hát mở đầu "Xuân xuân ơi, xuân đã về," tác giả không dùng từ "tết" là để tránh bị trùng lặp với phần lời "Tết tết tết tết đến rồi" của "Ngày Tết quê em". Theo nguyên văn giải thích của vị nhạc sĩ, ông sợ "bạn [Từ Huy] lại càu nhàu bảo 'chú mày lấy ý tưởng của tao.'"<ref name="nld" /> Kể từ đó, Nguyễn Ngọc Thiện thú nhận ông cũng chỉ dám sử dụng từ "xuân" trong các nhạc phẩm kế tiếp của mình.<ref name="vtc10" /> Một phần lời khác là "Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân," cũng bị đổi từ "tiếng pháo" sang "tiếng chúc" vì Nhà nước khi ấy vừa ban hành chủ trương cấm đốt pháo.<ref name="giaothong"/><ref name="vietnamnet" /> Nhạc sĩ cũng cho biết giai điệu, [[quãng giọng]] và các yếu tố nhạc lý khác của ca khúc đã được giữ ở mức đơn giản, để khán giả ở mọi lứa tuổi có thể thoải mái hát theo mà không cảm giác bị "đánh đố."<ref name="vietnamnet" /> Ông tiếp tục sáng tác "[[Xúc xắc xúc xẻ]]" và hơn hai mươi bài hát khác về Tết sau khi "Mùa xuân ơi" được phát hành.<ref name="vtc10" /> Ông chia sẻ: "Tôi có duyên sáng tác ca khúc xuân vì tôi 'si mê' mùa xuân đến lạ kỳ."<ref>{{Chú thích web|url=http://www.giaoduc.edu.vn/suc-song-cua-nhung-ca-khuc-mua-xuan.htm|website=[[Giáo dục (báo)|Giáo dục Online]]|tiêu đề=Sức sống của những ca khúc mùa xuân|ngày=ngày 20 tháng 1 năm 2016|ngày truy cập=ngày 11 tháng 3 năm 2019|tác giả=Yên Hà}}</ref> Chính vì điều này, bạn bè nghệ sĩ của vị tác giả đã ví von ông là "Nhạc sĩ của mùa xuân."<ref name="vietnamnet"/>