Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vật lý thiên văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 7:
== Lịch sử ==
 
Mặc dù thiên văn học đã có lịch sử lâu đời nhưng vẫn được xét là một ngành riêng biệt với vật lý. Trong quan điểm về thế giới của Aristotle, Trời đất luôn gắn liền với sự hoàn hảo, các vật thể trên bầu trời tồn tại như một quả cầu hoàn hảo có quỹ đạo tròn hoàn hảo; trong khi đó Trái Đất thuộc về sự không hoàn hảo; 2 quan điểm này không được xem là có liên quan với nhau.
 
[[Aristarchus của Samos]] (khoảng 310-khoảng 250 trước Công Nguyên) đầu tiên đề ra sự vận động của các [[thiên thể]] được giải thích rằng Trái Đất và tất cả các hành tinh trong [[Hệ Mặt Trời|Hệ mặt trời]] đều quay xung quanh Mặt trời. [[Thuyết nhật tâm]] của Aristarchus không được chấp nhận trong thế giới Hy Lạp cổ đại trong nhiều thế kỷ, và quan điểm Mặt trời và các hành tinh quay xung quanh Trái Đất trở thành cơ bản không thể chối cãi, cho đến khi [[Nicolaus Copernicus]] làm sống lại mô hình Nhật tâm trong thế kỷ 16. Năm 1609, [[Galileo Galilei]] phát hiện ra 4 vệ tinh sáng nhất của Sao Mộc, và ghi nhận quỹ đạo của chúng so với Sao Mộc, điều đó mâu thuẫn với [[thuyết địa tâm|giáo lý Địa tâm]] của Nhà thờ Cơ đốc giáo vào lúc đó, và thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách bảo vệ quan điểm của ông được sinh ra bởi toán học, không phải từ những triết lý tự nhiên, mặc dù nó thật sự khó hiểu.