Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Hồng Sển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
Thời học sinh, ông học tại trường [[Collège Chasseloup Laubat]] (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh [[Thống đốc Nam Kỳ]] (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ [[Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa)|Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam]] tại [[Sài Gòn]] cho đến khi về hưu vào năm 1964.
 
Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được.
Những nhà phê bình nhận xét về văn của ông Vương Hồng Sển như sau:" Giọng tuy nói cà rỡn nửa đùa nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tánh lập nghiêm và chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọc cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu<ref>''Sổ tay người chơi cổ ngoạn", nxb Tổng Hợp Đồng Nai,2004 trang 174</ref>.
 
Hay như nhà văn Sơn Nam đã nhận xét về ông
"Những gì ông viết ra nhưng trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn "tào lao", "loạn xà ngầu", nhưng với những người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, nó chất chứa những niềm say mê và quyến rũ".<ref> Lời mở đầu''Tạp bút năm Quý Dậu 1993'', nxb Trẻ TpHCM, 2004</ref>
 
Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Một giai thoại do chính ông thuật lại, mẹ ông biết con mình không thích ăn mắm. Một hôm bà đem về một mắm lóc nguyên con và nói rằng đây là thứ mắm quí vì đã giữ được 10 năm. Thế là vì tò mò ông đã ăn thử và từ đấy không sợ mắm nữa<ref>''Tuyển tập Vương Hồng Sển'' - Hơn nửa đời hư, trang 691</ref>.
Hàng 30 ⟶ 34:
 
Ông mất ngày [[9 tháng 12]] năm [[1996]] tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.
 
==Câu nói==
''"Xã hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn nhưng vẫn không dung một ông quan ăn vụng"'' <ref>"Hơn nửa đời hư", Nxb Tổng Hợp - Tp.HCM, trang 169 </ref>