Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải quân Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hieuduong (thảo luận | đóng góp)
Hieuduong (thảo luận | đóng góp)
Dòng 339:
Vì khả năng của chúng đặt đa số các quốc gia trong tầm không kích của Hoa Kỳ nên các [[hàng không mẫu hạm]] là những lực lượng nền tảng của chiến lược răng đe và triển khai tiền phương của Hoa Kỳ.<ref>[http://www.navy.mil/navydata/ships/carriers/cv-why.asp "Why the carriers?"]. Official United States Navy website. Truy cập 7 tháng 3 năm 2007.</ref> Nhiều hàng không mẫu hạm được triển khai khắp thế giới để cung cấp sự hiện diện quân sự, phản ứng nhanh với các cuộc khủng hoảng và tham dự vào các cuộc tập trận chung với các lực lượng đồng minh.<ref>[http://www.navy.mil/navydata/fact_display.asp?cid=4200&tid=200&ct=4 "Fact file - Aircraft Carriers"]. United States Navy. Truy cập 7 tháng 3 năm 2007.</ref> Chính vì vậy mà Hải quân Hoa Kỳ ám chỉ các hàng không mẫu hạm lớp-''Nimitz'' là 4,5 [[mẫu Anh]] lãnh thổ Mỹ lưu động và có chủ quyền".<ref>[http://www.globalsecurity.org/military/world/carriers.htm "World Wide Aircraft Carriers"]. globalSecurity.org. Truy cập 12 tháng 11 năm 2006.</ref> Cựu tổng thống [[Bill Clinton]] đã tóm lược tầm quan trọng của các hàng không mẫu hạm như sau khi phát biểu rằng "tại [[Washington D.C.|Washington]], khi nghe các cuộc khủng hoảng bùng nổ thì không phải là vô ý khi câu hỏi đầu tiên từ miệng của mọi người là: chiếc hàng không mẫu hạm gần nhất là ở đâu?"<ref>[http://www.navy.mil/navydata/ships/carriers/cv-why.asp The US Navy Aircraft Carriers]. Official U.S. Navy Website. Truy cập 20 tháng 8 năm 2006.</ref> Sức mạnh và sự uyển chuyển của một hàng không mẫu hạm là nằm trong các phi cơ thuộc [[không đoàn]] hàng không mẫu hạm của nó. Một không đoàn hàng không mẫu hạm gồm có cả phi cơ cánh quạt (trực thăng) và phi cơ cánh cố định (phản lực cơ) có khả năng thực hiện trên 150 phi vụ không kích ngay lập tức và tập kích trên 700 mục tiêu trong ngày.<ref>[http://www.globalsecurity.org/military/systems/ship/cv-intro.htm "Carrier Design"]. GlobalSecurity.org. Truy cập 8 tháng 4 năm 2006.</ref> Các không đoàn hàng không mẫu hạm cũng có thể bảo vệ các lực lượng bạn, tiến hành [[chiến tranh điện tử]], hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt, và thực hiện các sứ mệnh tìm kiếm và cứu cấp. Ngoài ra các hàng không mẫu hạm cũng giúp thực hiện các chiến dịch trên không, phục vụ như các bộ tư lệnh cho các liên đoàn tác chiến lớn hay các lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia. Các hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ cũng có thể làm nơi lên xuống cho các phi cơ của hải quân các quốc gia khác, thí dụ như các phi cơ [[Rafale]] của [[Hải quân Pháp]] sử dụng sàn bay hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc thao vợt hải quân.<ref>[http://www.navy.mil/search/display.asp?story_id=38585 French Sailors Experience Flight Operations Aboard Roosevelt, US Navy Press Release, 22 tháng 7 năm 2008], navy.mil</ref>
 
Một hàng không mẫu hạm thường được triển khai cùng với một số chiến hạm khác, tạo thành một [[liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm]]. Các tàu hỗ trợ thường gồm 12 tuần dương hạm và 2 khu trục hạm có trang bị [[hệ thống tác chiến Aegis]], một khu trục hạm nhỏ, và 1 tàu ngầm tấn công. Các tàu hỗ trợ này có nhiệm vụ bảo vệ hàng không mẫu hạm chống lại các mối đe dọa từ trên không, dưới mặt biển và trên mặt biển cũng như cung cấp thêm khả năng tác chiến của liên đoàn. Ngoài ra cũng có một tàu vận tải hỗn hợp hỗ trợ liên đoàn về mặt tiếp vận quân trang quân dụng và các thứ cần thiết khác.
 
*[[USS Enterprise (CVN-65)|Lớp-''Enterprise'']] (1 chiếc đang phục vụ)