Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lại phiên âm Thụy hiệu cho đúng
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 169:
===Tính cách và sinh hoạt thường ngày===
Năm [[1886]], [[Trương Vĩnh Ký]] được người Pháp đưa về Huế để làm việc, và được yết kiến với vua Đồng Khánh. Trong một lá thư viết tại Huế đề ngày [[24 tháng 4]] năm [[1886]], với tư cách là tay sai của người Pháp, Trương Vĩnh Ký đã thuật lại về Hoàng đế như sau:
:''Vua Đồng Khánh, nay được 23 tuổi, con của hoàng tử Kiến quốc Công – con trai [[Thiệu Trị]] anh cả cùng mẹ khác cha (?) với [[Kiến Phúc]], là người nối ngôi từ tháng 8 năm [[1885]], đồng thời cũng là anh em cùng cha khác mẹ với người em thứ [[Hàm Nghi]]. [[Tự Đức]] không có con, nên đã nuôi dạy Đồng Khánh trong Nội cung hai năm coi như hoàng dưỡng tử, và được ban tước như đã từng ban cho [[Dục Đức]] – con của hoàng tử Kiến Thoại Vương và [[Kiến Phúc|Kiến Phước]], để sau này truyền ngôi. Nhà vua đương kim được người em [[Kiến Phúc|Kiến Phước]] thương yêu trìu mến, một tính cách trái ngược với những gì thường xảy ra trong các hoàng gia Á châu. Khi Kiến Phước dạo chơi, người anh cả âu yếm bồng em trong tay, hoặc đi kèm hai bên Kiến Phước. Suốt thời trẻ, Đồng Khánh ở trong một dinh thất đặc biệt gọi là Chánh Mông đường, vùi đầu vào viêc học tập (để đạt đến) cái danh vọng của xứ An Nam. Ngày đêm ông hoàng miệt mài đọc sách, tranh thủ tiếp thu chữ nghĩa một cách khó nhọc tại thư phòng. Nhờ thế, ông tỏ ra thông hiểu triết học, lịch sử và văn chương Viễn Đông, giỏi hơn một nhà nho trung bình. Ông chỉ có một cách nghỉ ngơi giải trí duy nhất là tập cưỡi ngựa. Ông cũng được [[Tự Đức]] quan tâm chăm sóc, mỗi tháng ba lần nhà vua cho phép Đồng Khánh vào Nội các để nghị luận về kinh truyện cổ điển, tập làm tấu chương, để sau này tham gia tu chỉnh điển chương, chính sự. Trong các cuộc hội họp của Nội các, ông hoàng nổi bật do sự mẫn tiệp đánh giá đúng người đúng việc của ông. Ông hoàng trẻ này dường như không hề có tham vọng ngai vàng, nên chẳng quan tâm đến những xung đột giữa các triều thần và những lạm dụng quyền hành cần phải kiềm chế, mà chỉ giữ thái độ vô tư, chẳng bận lòng về những mối cừu hận giữa các phe phái. Sống giữa lòng dân tộc, ông hoàng có thể có những quan sát cá nhân để lượng định tình trạng khốn khổ của dân chúng. Về phần phẩm hạnh, ông hoàng giữ ý tứ giữa các anh em cũng như các đấng sinh thành, mối hòa đồng mà [[Khổng Tử]] đã khuyến dạy. Ông hoàng trẻ này có vẻ thông tuệ và nhã nhặn, dễ dàng thích nghi với những tập tục ngoại lai xét ra ưu việt hơn những lề thói của người bản xứ.''<ref>[http://tintuc.hues.vn/truong-vinh-ky-tau-voi-thuc-dan-phap-ve-vua-dong-khanh-nhu-the-nao/ Trương Vĩnh Ký tâu với thực dân Pháp về vua Đồng Khánh như thế nào?]</ref>
 
Đồng Khánh là vị vua đầu tiên của [[nhà Nguyễn]] chấp nhận [[Pháp thuộc|sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam]]. Được tiếp xúc với nền văn minh Tây phương, ông uống rượu Bordeaux, uống sữa hộp và thích dùng các hàng hóa đồ chơi của Pháp chế tạo. Ông còn ban các món ấy cho các hoàng thân, phi tần, cung nữ...<ref>Tôn Thất Bình, sách đã dẫn, trang 23.</ref> Tháng 1 năm [[1886]], theo đề nghị của người Pháp, vua Đồng Khánh đã cho phép thợ ảnh chụp mình. Bức ảnh vua Đồng Khánh sau đó được rửa làm 2 bản, một gửi về Pháp quốc, một nhà vua giữ lại. Từ thời vua [[Tự Đức]] trở về trước, do những quan điểm riêng mà các vị vua [[nhà Nguyễn]] đều không chấp nhận việc chụp ảnh này. Như vậy có thể coi Đồng Khánh là vị vua đầu tiên cho phép thợ ảnh chụp ảnh mình.<ref>[http://tintuc.hues.vn/dong-khanh-vi-vua-dau-tien-duoc-chup-anh/ Đồng Khánh – vị vua đầu tiên được chụp ảnh]</ref>
Dòng 186:
 
Cuối năm [[1888]], Đồng Khánh mắc một bệnh lạ, mà các bộ sử của [[nhà Nguyễn]] đều không ghi rõ là căn bệnh gì. Ông không ăn uống gì được, thỉnh thoảng lên cơn sốt, nhức nhối trong người và thường mơ thấy ác mộng. Các quan ngự y không ai chữa được, kẻ thì cách chức, người bị bỏ ngục. Tổng Trú sứ Rheinart gợi ý nhà vua nhờ tới bác sĩ Pháp, và ông Cotte đang ở cửa Thuận An được triệu vào cung, nhưng việc chẩn trị cũng không có kết quả.<ref name="Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 378">Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 378.</ref> Trong báo cáo gửi cho [[Toàn quyền Đông Dương]], Rheinart mô tả về bệnh tình của Đồng Khánh như sau:
:''Sáng ngày 27, tôi cho đi hỏi tin tức Nhà vua và được trả lời rằng đêm trước tình hình rất tệ. Nhà vua đã nôn, nấc và đã bất tỉnh trong nhiều giờ, rất đáng lo và sợ một vụ đầu độc luôn đáng ngờ trong chốn đầy mưu mô ở triều đình, tôi năn nỉ để một trong các bác sĩ của chúng ta khám bệnh cho Nhà vua. Những sự vận động đầu tiên đã không thể đạt mục đích, vì các thành kiến quá nặng nề không dễ để người ta nhường bước. Cuối cùng, khoảng 2 giờ, người ta báo cho tôi rằng Nhà vua đã muốn ăn một chút cơm và lại mệt ngay sau đó và rằng Nhà vua đã chấp nhận sự chăm sóc của chúng ta...''<ref>Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, trang 154.</ref>
 
Trong cuốn Souvenir d’Annam (1886-1890) của Baille - nguyên Công sứ Pháp tại Huế, xuất bản ngay trong năm [[1890]] cũng có chi tiết nói về chuyện này, dịch ra tiếng Việt như sau: