Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Tạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Lùi đến phiên bản 5124626 lúc 2011-11-09 16:54:02 của Quá đúng dùng popups
Dòng 182:
Việc đưa ra tỷ lệ [[người Trung Quốc]] gốc [[người Hán|Hán]] ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ [[thập niên 1960]] đến [[thập niên 1980]], nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo [[Harry Wu]]) đã được đưa vào các trại [[cải tạo]] ở [[Amdo]] ([[Thanh Hải]]) và họ đã ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đã tạo ra một luồng di cư của nhiều [[người Hán]] tới Tây Tạng để tìm kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc [[di cư]] dân số này vẫn là điều gây tranh cãi. [[Chính quyền Tây Tạng lưu vong]] ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đã vi phạm [[Công ước Geneva]] năm [[1946]] là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHNDTH, bởi vì họ đã không tính đến các thành viên của [[Giải phóng quân nhân dân]] đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đình họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng ký. Tuyến [[đường sắt Thanh-Tạng]] ([[Tây Ninh (Trung Quốc)|Tây Ninh]] tới [[Lhasa]]) cũng là sự quan ngại lớn, vì họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.
 
[[Tập tin:Tibet in China (all claimed)TAR-TAP-TAC.svgpng|300px|nhỏ|Các hình thái tự trị của người Tạng-theo CHNDTH. Quyền tự trị thực sự của họ là đang tranh cãi.]]
 
Tuy nhiên, chính phủ CHNDTH không nhận mình là lực lượng chiếm đóng và đã kịch liệt phản đối các luận điểm về mất bản sắc dân tộc. CHNDTH cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đã phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đã sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và [[thung lũng Chaidam]]) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lãnh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHNDTH thông báo rằng 92% dân số ở [[Khu tự trị Tây Tạng]] là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với [[Amdo]] và đông [[Kham]], bởi vì người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở [[Lhasa]]. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đình chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHNDTH nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi [[cung điện Potala]] và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược [[Phát triển miền tây Trung Quốc]], là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn.