Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tị nạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 58.187.167.50 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 213.37.1.165
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 6:
Khái niệm tỵ nạn đã có từ [[thời cổ đại]] khi người chạy trốn có thể tìm đến nơi thần quyền như ở một ngôi [[đền]] để lánh nạn mà không bị bắt. Thời [[Trung Cổ|Trung cổ]], ở [[châu Âu]] cũng ghi nhận có một số luật lệ quy định quyền lánh nạn ở [[Nơi thờ phụng|chốn tôn nghiêm thờ phụng]].
 
Trong [[lịch sử Việt Nam|sử Việt]] thì có chép việc vua [[Lý Huệ Tông]] sau khi nhường ngôi cho con là [[Lý Chiêu Hoàng|Công chúa Chiêu Thánh]] và rồi [[nhà Lý]] mất ngôi về tay [[nhà Trần]] thì cựu hoàng Huệ Tông vào tu ở chùa Chân Giáo để tránh sự phiền nhiễu chính trị. Tuy không bị bắt, Huệ Tông cũng bị [[Trần Thủ Độ]] làm áp lực tinh thần và phải [[treo cổ]] [[tự vẫn, hưởng dương 33 tuổi]].
 
Qua nhiều thế kỷ, lịch sử từng ghi những đợt di dân để lánh nạn như vào năm 1685 ở [[Pháp]] có [[Sắc lệnh Fontainebleau]] (''Édit de Fontainebleau'') khi vua [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]] xuống chiếu cấm đạo [[Tin Lành]] khiến hàng trăm nghìn giáo dân [[Huguenot]] phải bỏ quê hương trốn sang các nước [[Anh]], [[Thụy Sĩ]], [[Hà Lan]], [[Đức]], v.v. Ở Đông Âu thì có những đợt cấm [[do Thái giáo|đạo Do Thái]] làm hơn hai triệu dân đạo ở [[Nga]] phải bỏ chạy vào những thập niên cuối [[thế kỷ 19]].