Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ai Cập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 92:
| footnote_c = {{note|dst}}Xem [[Tiết kiệm thời gian ban ngày ở Ai Cập]].
}}
'''Ai Cập''' ({{IPAc-en|audio=En-us-Egypt.ogg|ˈ|iː|dʒ|ɪ|p|t}} {{Respell|EE|jipt}}; {{lang-ar|مِصر}} {{transl|ar|''Miṣr''}}, {{lang-arz|مَصر}} {{transl|arz|''Maṣr''}}, {{lang-cop|Ⲭⲏⲙⲓ}} {{transl|cop|''K<sup>h</sup>ēmi''}}), tên chính thức là nước '''Cộng hòa Ả Rập Ai Cập''', là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với [[bán đảo Sinai]] thuộc Tây Á. Ai Cập giáp [[Địa Trung Hải]], có biên giới với [[Dải Gaza]] và [[Israel]] về phía đông bắc, giáp [[vịnh Aqaba]] về phía đông, [[biển Đỏ]] về phía đông và nam, [[Sudan]] về phía nam, và [[Libya]] về phía tây. Ngoài ra, Ai Cập có biên giới hàng hải với [[Jordan]] và [[Ả Rập Xê Út]] qua [[vịnh Aqaba]] và [[biển Đỏ]].
 
Trong số các quốc gia hiện đại, Ai Cập có lịch sử vào hàng lâu đời nhất, trở thành một trong các quốc gia dân tộc đầu tiên trên thế giới vào thiên niên kỷ 10 TCN.<ref>{{Cite book|title=The Prehistory of Egypt: From the First Egyptians to the First Kings|last=Midant-Reynes|first=Béatrix|publisher=Blackwell Publishers|year=|isbn=|location=Oxford|pages=|quote=|via=}}</ref> [[Ai Cập cổ đại]] được nhận định là một cái nôi văn minh, và trải qua một số bước phát triển sớm nhất về chữ viết, nông nghiệp, đô thị hoá, tôn giáo có tổ chức và chính phủ trung ương. Di sản văn hoá phong phú của Ai Cập là bộ phận của bản sắc dân tộc, từng phải chịu ảnh hưởng mà đôi khi là đồng hoá từ bên ngoài như Hy Lạp, Ba Tư, La Mã, Ả Rập, Ottoman, và châu Âu. Ai Cập từng là một trong các trung tâm ban đầu của Cơ Đốc giáo, song trải qua Hồi giáo hoá trong thế kỷ VII và từ đó duy trì là một quốc gia do Hồi giáo chi phối, song có một thiểu số Cơ Đốc giáo đáng kể.