Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện Thái Hòa (Hoàng thành Huế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kiến trúc: replaced: 9 con → chín con (2) using AWB
Dòng 38:
Là nơi thể hiện uy quyền của [[quốc gia]],điện được xây trên nền cao 1 mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một [[sân]] rộng.
 
Cung điện được xây theo lối [[trùng thiềm điệp ốc]] và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ [[lim]] được sơn thếp và trang trí hình [[rồng]] vờn [[mây]] - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa [[hoàng đế]] và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Nhà trước và nhà sau của điện được nối với nhau bằng một hệ thống trần vòm mai cua dưới máng nước nối của hai mái nhà (thuật ngữ kiến trúc gọi là ''máng thừa lưu''). Chính trần mai cua này nối với nửa trong tạo ra một [[không gian]] [[nội thất]] liên tục, thống nhất, rộng rãi, không còn cảm giác ghép nối hai tòa nhà. Việc ứng dụng máng thừa lưu là một sáng tạo của người xây dựng điện, nó chẳng những che kín được sự lõm xuỗng của nơi nối hai mái mà còn tạo nên [[nhịp điệu]] kiến trúc.<ref>Di sản thế giới, tập 2, Bùi Đẹp, Nhà xuất bản Trẻ, 2001</ref> Đây cũng là một dụng ý của [[kiến trúc sư]]. Do [[thời tiết]] và [[kiến trúc cổ truyền Việt Nam]] mà điện không thể xây cao như của Trung Quốc, vì vậy nửa ngoài mái cao hơn, nửa trong mài thấp hơn. Mục đích là tạo cảm giác "cao" cho gian ngoài- nơi bá quan hành lễ, bên trong thấp vừa làm nổi bật gian ngoài vừa là nơi vua ngồi nên kín đáo, uy nghiêm.
 
Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác", nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng chắc chắn.