Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Châu Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
{{bài cùng tên}}
 
<br />
'''Châu Lý''' ([[chữ Nho]]: 李州, [[tiếng Chăm]]: ''Ulik'') là tên cũ của vùng đất Hóa Châu đời [[nhà Trần]], ngày nay là tỉnh [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên-Huế]]<ref>"Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh"</ref>.
 
"Theo Nguyên sử, bi ký Champa có nói đến hai châu Ulik và Vuyar, áng chừng ở phía Bắc "cựu châu" Amuravati (Quảng Nam-Quảng Ngãi). Hà Văn Tấn và Trần Thị Tâm cho rằng Ulik và Vuyar cũng là Ô, Lý chép trong sử Việt và Ô Lệ, Việt Lý chép trong sử Nguyên"<ref>Lê Nguyễn Lưu (Trích trong Phú Xuân-Huế từ đô thị cổ đến hiện đại)</ref>.
 
Năm [[339]], nhà [[Nhà Tấn|Đông Tấn]] ([[Trung Quốc]]) suy yếu, [[Chăm Pa|Vương quốc Chăm Pa]], một nước mới thành lập ở phía Nam [[đèo Hải Vân]], đem quân đánh chiếm vùng đất bộ Việt Thường. Vùng đất này trở thành biên địa phía Bắc của Vương quốc Chăm Pa độc lập với cơ cấu 5 châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Ô và Rí (Lý).
 
Năm [[1306]], vua Chàm là [[Chế Mân]] (Jaya Simhavarman III) sai sứ dâng chiếu tới vua của [[Đại Việt]] bấy giờ là [[Trần Anh Tông]] để cầu hôn với [[huyền Trân|công chúa Huyền Trân]], em của vua. Vua Trần bằng lòng gả em gái cho Chế Mân và nhận hai [[châu Ô]] và Rí (châu Lý) - tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông - mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Sau này, nhà Trần đổi tên châu Lý thành '''Hoá Châu'''.
 
==Chú thích==