Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hóa học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 7:
 
==Từ nguyên==
Tên gọi ''hóa học'' trong tiếng Việt khởi nguồn từ từ [[tiếng Trung]] 化學. Hai chữ Hán 化學 có [[âm Hán Việt]] là ''hóa học''. Từ 化學 ''hóa học'' trong tiếng Trung là do [[William Alexander Parsons Martin]] (tên tiếng Trung là 丁韙良 ''Đinh Vĩ Lương'') đặt ra.<ref>Federico Masini. "[http://www.jstor.org/stable/23887926 The Formation of Modern Chinese Lexicon and Its Evolution Toward a National Language: The Period from 1840 to 1898]". Journal of Chinese Linguistics Monograph Series, No. 6, năm 1993. Trang 50–52, 177, 178.</ref> Từ này xuất hiện lần đầu tiên trong quyển thứ sáu của bộ sách viết bằng [[văn ngôn]] của Martin có tên là 格物入門 ''Cách vật nhập môn'' do [[Kinh sư Đồng văn quán]] (京師同文館) xuất bản vào năm [[Đồng Trị]] thứ bảy (Tây lịch năm 1868) thời [[nhà Thanh]].<ref>Federico Masini. "[http://www.jstor.org/stable/23887926 The Formation of Modern Chinese Lexicon and Its Evolution Toward a National Language: The Period from 1840 to 1898]". Journal of Chinese Linguistics Monograph Series, No. 6, năm 1993. Trang 48 và 50.</ref> 格物入門 ''Cách vật nhập môn'' được chia thành bảy quyển là 水學 ''Thủy học (nước)'', 氣學 ''Khí học (khí)'', 火學 ''Hỏa học (lửa)'', 電學 ''Điện học'', 力學 ''Lực học'', 化學 ''Hóa học'', 算學 ''Toán học''.<ref>Federico Masini. "[http://www.jstor.org/stable/23887926 The Formation of Modern Chinese Lexicon and Its Evolution Toward a National Language: The Period from 1840 to 1898]". Journal of Chinese Linguistics Monograph Series, No. 6, năm 1993. Trang 49.</ref>
 
Hóa học lần đầu được du nhập vào [[Việt Nam]] qua con đường văn minh hóa [[Nam Kỳ]] của [[Pháp]] qua [[Đệ Nhị Đế chế Pháp]] và tiếp tục được giảng dạy sâu rộng trong miền Nam Việt Nam. Cho nên vẫn còn nhiều khái niệm trong bài giảng môn hóa học sau [[Đổi mới]] của nhà nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] được kế thừa "nguyên xi" từ hệ giáo dục khoa học tự nhiên thời [[Việt Nam Cộng hòa]], cũng như thời Nam Kỳ còn [[Pháp thuộc|thuộc Pháp]] (axit từ acide, anđêhit từ aldehyde; cũng như cách sắp xếp tên gọi giữa tên và các phần định chức trong danh pháp nói riêng...).