Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phim cổ trang Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi 53268104 của Tuanminh01 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 17:
Tại miền Bắc, điện ảnh tập trung vào phim tài liệu và tâm lý, chiến tranh, cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phim cổ trang được sản xuất trong thời gian này như ''[[Nghêu Sò Ốc Hến (phim)|Nghêu, Sò, Ốc, Hến]]'' của đạo diễn Bắc Xuyên và Trúc Lâm vào năm 1967 hay ''[[Trần Quốc Toản ra quân]]'' của đạo diễn [[Bạch Diệp]] năm 1971 nhưng đều là những bộ phim chuyển thể từ các vở chèo và mang nặng tính sân khấu.<ref>[http://sankhau.com.vn/news/ngheu-so-oc-hen--doan-tuong-lien-khu-5-1967.aspx Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Đoàn Tuồng Liên khu 5 (1967)]</ref><ref>[http://baonamdinh.com.vn/channel/5087/201503/ky-niem-50-nam-phong-trao-ba-dam-dang-22-3-1965-22-3-2015-vo-cheo-tran-quoc-toan-ra-quan-dau-an-tinh-than-trong-nhung-nam-chong-my-cuu-nuoc-2402645/ Vở chèo "Trần Quốc Toản ra quân" - dấu ấn tinh thần trong những năm chống Mỹ cứu nước]</ref>
 
Sau thống nhất, dòng phim cổ trang dần đi vào quên lãng. Cho đến sau [[Đổi mới]], dòng phim cổ trang mới chính thức trở lại điện ảnh Việt Nam với hai bộ phim ''[[Thằng Bờm (phim)|Thằng Bờm]]'' của đạo diễn [[Lê Đức Tiến]] và ''[[Hoàng Hoa Thám (phim)|Hoàng Hoa Thám]]'' của đạo diễn [[Trần Phương (nghệ sĩ)|Trần Phương]] (gồm hai tập ''Thủ lĩnh áo nâu'' và ''Lửa cháy đường chân trời'') do [[Hãng phim truyện Việt Nam]] sản xuất vào năm 1987. Hai năm sau, 1989, Hãng phim truyện Việt Nam tiếp tục cho ra mắt bộ phim ''[[Đêm hội Long Trì (phim)|Đêm hội Long Trì]]'' và phần tiếp theo ''[[Kiếp phù du]]''. Cho đến nay, ''[[Đêm hội Long Trì (phim)|Đêm hội Long Trì]]'' vẫn được xem là tác phẩm kinh điển không chỉ riêng với dòng phim cổ trang mà cả nền điện ảnh Việt Nam.<ref>[https://thanhnien.vn/van-hoa/canh-nong-trong-phim-viet-xua-canh-truy-lac-chua-tung-duoc-tiet-lo-cua-dem-hoi-long-tri-616871.html Cảnh nóng trong phim Việt xưa: Cảnh 'trụy lạc' chưa từng được tiết lộ của Đêm hội Long Trì]: ''Trong các tài liệu phê bình điện ảnh VN, Đêm hội Long Trì được đánh giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ 20. Nhiều nhà phê bình điện ảnh còn nhận định, nếu không có đạo diễn - NSND Hải Ninh thì chưa chắc đã có một Đêm hội Long Trì, một tác phẩm điện ảnh ngồn ngộn hơi thở lịch sử, một cách làm phim mạnh dạn so với đương thời, được thực hiện công phu và đồ sộ đến vậy.''</ref>
 
Cùng năm 1989, điện ảnh Việt Nam hoàn toàn thực hiện xóa bỏ bao cấp và chuyển cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, kéo theo sự xuất hiện của các hãng phim tư nhân.<ref>[http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=9697&sitepageid=542#sthash.6dWUPgtV.7LqiJXat.dpbs Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh bền vững]</ref> Các bộ phim thương mại, hay [[phim mì ăn liền]] được sản xuất ồ ạt, trong đó không thiếu những bộ phim cổ trang và những bộ phim lấy đề tài lịch sử. Trong đó nổi bật nhất là các phim ''[[Phạm Công - Cúc Hoa (phim)|Phạm Công - Cúc Hoa]]'' (1989), ''Tây Sơn hiệp khách'' (1990), ''[[Thăng Long đệ nhất kiếm]]'' (1990),...