Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 89:
 
=== La Mã cổ đại ===
[[Tập tin:Colosseum in Rome, Italy - April 2007.jpg|thumb|[[Đấu trường La Mã]] (''Colosseum'') tại Roma, được xây vào khoảng năm 70-80 CN, được nhận định là một trong những công trình vĩ đại nhất về kiến trúc và kỹ thuật của lịch sử cổ đại]]
Roma (La Mã) là khu dân cư nằm gần một khúc cạn của sông [[Tevere]], theo quy ước thì nó có mốc thành lập là năm 753 TCN. La Mã nằm dưới quyền cai trị của một [[Vương quốc La Mã|chế độ quân chủ]] trong vòng 244 năm. Ban đầu các quân chủ có nguồn gốc Latinh và Sabini, về sau các quốc vương là [[Văn minh Etrusca|người Etrusca]]. Theo truyền thuyết thì có bảy vị quốc vương kế tiếp nhau từ [[Romulus]] đến [[Lucius Tarquinius Superbus|Tarquinius Superbus]]. Năm 509 TCN, người La Mã trục xuất vị quốc vương cuối cùng khỏi thành phố của họ, và lập ra một [[Cộng hòa La Mã|chế độ cộng hoà]] theo chính thể đầu sỏ.
 
Dòng 99:
 
=== Trung cổ ===
Sau khi [[Đế quốc Tây La Mã]] sụp đổ, [[người Ostrogoth]] thuộc nhóm German [[Vương quốc Ostrogoth|chiếm giữ Ý]].<ref>{{chú thích sách|last=Sarris|first=Peter|title=Empires of faith: the fall of Rome to the rise of Islam, 500 – 700.|year=2011|publisher=Oxford UP|location=Oxford|isbn=0-19-926126-1|page=118|edition=1st. pub.}}</ref> Đến thế kỷ VI, [[Hoàng đế Đông La Mã]] [[Justinianus I]] [[Chiến tranh Gothic (535-554)|chinh phục Ý]] và kiểm soát trong một thời gian ngắn ngủi. Một bộ lạc German khác là [[người Lombard]] sau đó xâm chiếm Ý, thu hẹp sự hiện diện của Đông La Mã thành một nhóm các lãnh địa tách biệt nhau (''Esarcato di Ravenna''), và khởi đầu quá trình không thống nhất về chính trị trên bán đảo kéo dài trong suốt 1.300 năm sau. Đến cuối thế kỷ VIII, Quốc vương của [[người Frank]] (cũng thuộc nhóm German) là [[Charlemagne]] sáp nhập [[Vương quốc Lombardia|vương quốc của người Lombard]] vào [[Francia|Đế quốc Frank]]. Người Frank cũng giúp thành lập [[Lãnh thổ Giáo hoàng]] tại [[Trung Ý|miền trung Ý]]. Cho đến thế kỷ XIII, chính trị Ý bị chi phối bởi quan hệ giữa các [[Hoàng đế La Mã Thần thánh]] và [[Giáo hoàng]], hầu hết các [[thành bang Ý]] sát cánh với Hoàng đế (''Ghibellini'') hoặc Giáo hoàng (''Guelfi'') theo mối lợi nhất thời.<ref>{{chú thích sách|last=Nolan|first=Cathal J.|title=The age of wars of religion, 1000–1650: an encyclopedia of global warfare and civilization|year=2006|publisher=Greenwood Press|location=Westport (Connecticut)|isbn=0-313-33045-X|page=360|edition=1. publ.}}</ref>
 
{{multiple image
Dòng 110:
Trong giai đoạn hỗn độn này, trong các đô thị Ý nổi lên một thể chế khác thường là công xã Trung cổ. Trước việc xuất hiện khoảng trống quyền lực do phân mảnh lãnh thổ cực độ và đấu tranh giữa Đế quốc và [[Toà Thánh]], các cộng đồng địa phương tìm cách tự trị để duy trì pháp luật và trật tự.<ref>{{chú thích sách|last=Jones|first=Philip|title=The Italian city-state: from Commune to Signoria|year=1997|publisher=Clarendon Press|location=Oxford|isbn=978-0-19-822585-0|pages=55–77}}</ref> Năm 1176, một liên minh các thành bang mang tên Liên minh Lombard đánh bại Hoàng đế La Mã Thần thánh/Đức [[Friedrich I của Đế quốc La Mã Thần thánh|Friedrich I]] trong [[trận Legnano]], do đó đảm bảo độc lập hiệu quả cho hầu hết các thành phố miền bắc và miền trung Ý. Tại các khu vực ven biển và miền nam, các cộng hoà hàng hải như [[Cộng hòa Venezia|Venezia]], [[Cộng hòa Genova|Genova]], [[Cộng hòa Pisa|Pisa]] và [[Amalfi]] tham gia sâu vào [[Thập tự chinh]], và dần chiếm thế chi phối tại Địa Trung Hải và độc quyền các tuyến mậu dịch đến phương Đông.<ref>{{chú thích sách|last=Lane|first=Frederic C.|title=Venice, a maritime republic|year=1991|publisher=Johns Hopkins University Press|location=Baltimore|isbn=0-8018-1460-X|page=73|edition=4. print.}}</ref>
 
Tại miền nam, đảo Sicilia trở thành một [[Tiểu vương quốc Sicilia|vương quốc Hồi giáo]] trong thế kỷ IX, phát triển thịnh vượng cho đến khi [[người Norman]] gốc Bắc Âu [[Cuộc chinh phục miền nam Ý của người Norman|chinh phục]] đảo vào cuối thế kỷ XI cùng với hầu hết các [[thân vương quốc]] của người Lombard và Đông La Mã tại miền nam Ý.<ref>{{chú thích sách|last=Ali|first=Ahmed Essa with Othman|title=Studies in Islamic civilization: the Muslim contribution to the Renaissance|year=2010|publisher=International Institute of Islamic Thought|location=Herndon, VA|isbn=1-56564-350-X|pages=38–40}}</ref> Thông qua một loạt sự kiện phức tạp, miền nam Ý phát triển thành một vương quốc thống nhất dưới quyền [[Nhà Staufer]] (''Hohenstaufen'') gốc Đức, sau đó là dưới quyền Nhà Capet xứ Anjou gốc Pháp, và từ thế kỷ XV thuộc về [[Vương quốc Liên hiệp Aragon]] khởi nguồn từ Tây Ban Nha. Tại đảo [[Sardegna]], các tỉnh cũ của Đông La Mã trở thành các nhà nước độc lập (''Giudicati'') từ thế kỷ IX, song một số phần của đảo nằm dưới quyền cai trị của Genova hoặc Pisa cho đến khi đảo bị Aragon chinh phục vào thế kỷ XV. Dịch bệnh [[Cái chết Đen]] năm 1348 hoành hành tại Ý, có thể đã làm chết một phần ba dân số Ý khi đó.<ref>Stéphane Barry and Norbert Gualde, "The Biggest Epidemics of History" (La plus grande épidémie de l'histoire), in ''L'Histoire'' n° 310, June 2006, pp. 45–46</ref><ref>"[http://www.brown.edu/Departments/Italian_Studies/dweb/plague/effects/death_toll.shtml Plague]". Brown University. {{webarchive |url=https://web.archive.org/web/20090831003435/http://www.brown.edu/Departments/Italian_Studies/dweb/plague/effects/death_toll.shtml |date=ngày 31 tháng 8 năm 2009 }}</ref> Tuy vậy, phục hồi sau dịch bệnh dẫn đến hồi sinh các thành phố, mậu dịch và kinh tế, tạo điều kiện bùng nổ chủ nghĩa nhân văn và [[Phục Hưng|Phục hưng]], để rồi sau đó được truyền bá tại châu Âu.
 
=== Cận đại ===
Dòng 118:
 
[[Tập tin:Leonardo self.jpg|thumb|upright|[[Leonardo da Vinci]] là một nhà bác học thời kỳ Phục hưng, ảnh tự hoạ của ông vào khoảng năm 1512.]]
[[Phục Hưng|Phục hưng]] là một giai đoạn khôi phục mạnh mẽ về nghệ thuật và văn hoá, nó bắt nguồn tại Ý do một số yếu tố, như các thành thị buôn bán tích luỹ được lượng của cải lớn, các gia đình có thế lực bảo trợ,<ref name="strathern">Strathern, Paul ''The Medici: Godfathers of the Renaissance'' (2003)</ref> và các học giả cùng văn bản Hy Lạp đến Ý sau khi [[Đế quốc Ottoman|người Thổ Ottoman]] [[Constantinopolis thất thủ|chinh phục Constantinopolis]]- thủ đô của [[Đế quốc Đông La Mã|Đông La Mã]] (''Byzantine'').<ref name=Britannica1>Encyclopædia Britannica, ''Renaissance'', 2008, O.Ed.</ref><ref name=Harris>Har, Michael H. ''History of Libraries in the Western World'', Scarecrow Press Incorporate, 1999, {{ISBN|0-8108-3724-2}}</ref><ref name=Norwich>Norwich, John Julius, ''A Short History of Byzantium'', 1997, Knopf, {{ISBN|0-679-45088-2}}</ref> Thời kỳ Phục hưng Ý đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVI, cũng vào lúc này các quốc gia bên ngoài đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn trong [[Các cuộc chiến tranh Ý]].
 
[[Nhà Medici|Medici]] trở thành một gia đình có thế lực của Firenze, họ bồi dưỡng và truyền cảm hứng khai sinh Phục hưng Ý,<ref name="strathern"/><ref>[http://www.florentine-society.ru/Medici_Chapel_Mysteries.htm Peter Barenboim, Sergey Shiyan, ''Michelangelo: Mysteries of Medici Chapel'', SLOVO, Moscow, 2006]. {{ISBN|5-85050-825-2}}</ref> cùng với các gia đình khác tại Ý như [[Nhà Visconti|Visconti]] và [[Nhà Sforza|Sforza]] tại Milano, [[Nhà Este|Este]] tại [[Ferrara]] và [[Nhà Gonzaga|Gonzaga]] tại [[Mantova]]. Các nghệ sĩ vĩ đại nhất như [[Leonardo da Vinci]], [[Filippo Brunelleschi|Brunelleschi]], [[Botticelli]], [[Michelangelo]], [[Giotto]], [[Donatello]], [[Tiziano Vecelli]] và [[Raffaello]] tạo ra các tác phẩm truyền cảm hứng. Sử gia nhân văn [[Leonardo Bruni]] cũng phân tách lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại.<ref name=hankins-2001>{{chú thích sách|url=http://www.hup.harvard.edu/results-list.php?collection=1389 |title=History of the Florentine People | volume=1 | author1=Leonardo Bruni|author2=James Hankins|date=ngày 9 tháng 10 năm 2010 |publisher=Harvard University Press |location=Boston }}</ref>
 
Các ý tưởng và lý tưởng Phục hưng nhanh chóng được truyền bá đến Bắc Âu, Pháp, Anh và phần lớn châu Âu. Trong khi đó, việc khám phá [[châu Mỹ]] và các tuyến đường mới đến [[châu Á]], cũng như việc [[Đế quốc Ottoman]] nổi lên đều làm xói mòn vị thế chi phối truyền thống của Ý trong mậu dịch với phương Đông, gây suy thoái kinh tế kéo dài trên bán đảo.
 
[[Các cuộc chiến tranh Ý]] (1494-15591494–1559) bắt nguồn từ kình địch giữa Pháp và Tây Ban Nha, các thành bang Ý dần mất độc lập và nằm dưới quyền chi phối của ngoại bang, ban đầu là [[Habsburg Tây Ban Nha|Tây Ban Nha]] (1559 đến 1713) và sau là [[Quân chủ Habsburg|Áo]] (1713 đến 1796). Năm 1629–1631, một đợt bùng phát dịch bệnh nữa khiến cho khoảng 14% dân số Ý mất mạng.<ref>Karl Julius Beloch, ''Bevölkerungsgeschichte Italiens'', volume 3, pp. 359–360.</ref> Ngoài ra, khi Đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu suy yếu vào thế kỷ XVII, các thuộc địa của họ tại Napoli, Sicilia, Sardegna và Milano cũng tương tự. Đặc biệt, miền nam Ý trở nên bần cùng và tách khỏi dòng chính của các sự kiện tại châu Âu.<ref>{{chú thích sách|last=Thomas James Dandelet, John A. Marino|title=Spain in Italy: Politics, Society, and Religion 1500–1700|year=2007|publisher=Koninklijke Brill|location=Leiden|isbn=978-90-04-15429-2}}</ref>
 
Trong thế kỷ XVIII, do hậu quả của [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha]], Áo thay thế Tây Ban Nha trong vai trò thế lực ngoại bang chi phối Ý. Trong khi đó, [[Nhà Savoy]] nổi lên thành một thế lực khu vực, bành trướng đến [[Piemonte]] và [[Sardegna]]. Cũng trong thế kỷ XVIII, suy thoái kéo dài hai thế kỷ được tạm ngừng nhờ các cải cách kinh tế và chính quyền do tầng lớp tinh hoa cầm quyền tiến hành tại một số quốc gia.<ref>{{chú thích sách|last=Galasso|first=Giuseppe|title=Storia d'Italia 1: I caratteri originali|year=1972|publisher=Einaudi| location=Turin|pages=509–10}}</ref> Trong [[Các cuộc chiến tranh của Napoléon|Các cuộc chiến tranh]] của [[Napoléon]], miền bắc và miền trung Ý bị xâm chiếm và được tái tổ chức thành [[Vương quốc Ý (Napoléon)|Vương quốc Ý]], một nhà nước phụ thuộc của [[Đệ Nhất Đế chế Pháp|Đế quốc Pháp]],<ref>Napoleon Bonaparte, "The Economy of the Empire in Italy: Instructions from Napoleon to Eugène, Viceroy of Italy," ''Exploring the European Past: Texts & Images'', Second Edition, ed. Timothy E. Gregory (Mason: Thomson, 2007), 65–66.</ref> còn nửa phía nam của bán đảo thuộc quyền cai quản của em rể Napoléon là [[Joachim Murat]], người này lên ngôi [[Vương quốc Napoli|Quốc vương Napoli]]. [[Đại hội Viên]] 1814 khôi phục tình thế vào cuối thế kỷ XVIII, song lý tưởng của [[Cách mạng Pháp]] không thể bị diệt trừ, và nó nhanh chóng nổi lên trong các biến động chính trị mang tính đặc trưng cho phần đầu thế kỷ XIX.
Hàng 177 ⟶ 178:
{{main|Địa lý Ý}}
[[Tập tin:Italy topographic map-blank.svg|thumb|left|Bản đồ địa hình Ý]]
Ý nằm tại [[Nam Âu]], giữa vĩ tuyến 35° và 47° Bắc, giữa kinh tuyến 6° và 19° Đông. Tổng diện tích quốc gia là 301.230&nbsp;km², trong đó 294.020&nbsp;km² là mặt đất và 7.210&nbsp;km² là mặt nước. Về phía bắc, Ý có biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia, và biên giới gần như định theo đường phân thuỷ của dãy Alpes, bao quanh [[thung lũng Po]] và đồng bằng Veneto. Về phía nam, có [[bán đảo Ý]] và [[Ý hải đảo|hai đảo lớn]] [[Sicilia]] và [[Sardegna]] trên Địa Trung Hải, cùng các đảo nhỏ hơn. Các quốc gia có chủ quyền [[San Marino]] và [[Thành Vatican]] nằm lọt trong nước Ý, còn [[Campione d'Italia]] là một lãnh thổ tách rời của Ý nằm lọt trong Thuỵ Sĩ. Ý giáp với các biển [[Biển Adriatic|Adriatic]] (''Adriatico''), [[Biển Ionia|Ionia]] (''Ionio''), [[Biển Tyrrhenus|Tyrrhenius]] (''Tirreno'') và [[Biển Ligure|Ligure]].
 
Dãy [[Appennini]] tạo thành xương sống của bán đảo, còn dãy Alpes tạo thành hầu hết biên giới phía bắc, trên dãy này có đỉnh cao nhất nước Ý là [[Mont Blanc|Monte Bianco]] với 4.810 m. [[Sông Po|Po]] là sông dài nhất tại Ý với 652&nbsp;km, chảy từ dãy Alpes trên biên giới phía tây với Pháp và vượt qua đồng bằng Padan rồi đổ ra [[biển Adriatic]]. Năm hồ rộng nhất theo thứ tự là:<ref>{{Chú thích web|url=http://www.iii.to.cnr.it/limnol/cicloac/lagit.htm |tiêu đề=Morphometric and hydrological characteristics of some important Italian lakes |nhà xuất bản=Istituto per lo Studio degli Ecosistemi |ngày truy cập=ngày 3 tháng 3 năm 2010 |vị trí=Largo Tonolli 50, 28922 Verbania Pallanza |url hỏng=yes |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20100205043503/http://www.iii.to.cnr.it/limnol/cicloac/lagit.htm |ngày lưu trữ=ngày 5 tháng 2 năm 2010 }}</ref> [[Hồ Garda|Garda]] (367,94&nbsp;km²), [[Hồ Maggiore|Maggiore]] (212,51&nbsp;km²), [[Hồ Como|Como]] (145,9&nbsp;km²), [[Hồ Trasimeno|Trasimeno]] (124,29&nbsp;km²) và [[Hồ Bolsena|Bolsena]] (113,55&nbsp;km²). Hầu hết lãnh thổ Ý thuộc lưu vực Địa Trung Hải.
Hàng 232 ⟶ 233:
Ý có chế độ nghị viện nhất thể từ ngày 2 tháng 6 năm 1946, khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ thông qua trưng cầu dân ý hiến pháp. [[Tổng thống Ý]] là nguyên thủ quốc gia, được Quốc hội bầu ra trong phiên họp toàn thể với nhiệm kỳ 7 năm. Ý có một hiến pháp dân chủ thành văn, là kết quả từ công lao của Hội đồng Lập hiến gồm đại biểu của toàn bộ các lực lượng chống phát xít có đóng góp trong việc đánh bại lực lượng quốc xã và phát xít trong nội chiến.<ref>Smyth, Howard McGaw Italy: From Fascism to the Republic (1943–1946) ''The Western Political Quarterly'' vol. 1 no. 3 (pp. 205–222), September 1948.{{jstor|442274}}</ref>
 
Chính phủ nghị viện Ý dựa trên hệ thống bầu cử [[đại diện tỷ lệ]]. [[Nghị viện Ý]] theo chế độ lưỡng viện hoàn toàn: Hạ nghị viện (''Camera dei deputati'', họp tại [[Palazzo Montecitorio]]) và [[Thượng viện Ý|Thượng nghị viện]] (họp tại ''Palazzo Madama'') có quyền lực tương đương. [[Thủ tướng Ý|Thủ tướng]] có danh xưng chính thức là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (''Presidente del Consiglio dei Ministri''), là người đứng đầu chính phủ của Ý. Thủ tướng và nội các do tổng thống bổ nhiệm, song cần phải qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị viện để được nhậm chức. Hội đồng Bộ trưởng nắm giữ quyền lực hành pháp, thủ tướng cần phải được cơ cấu này tán thành để thi hành hầu hết các hoạt động chính trị. Chức vụ thủ tướng của Ý tương tự như tại hầu hết các hệ thống nghị viện khác, song lãnh đạo của chính phủ Ý không có quyền yêu cầu giải tán Nghị viện.
 
Khác biệt nữa với các chức vụ tương tự là trách nhiệm chính trị tổng thể về tình báo được trao cho thủ tướng. Theo tinh thần đó, thủ tướng thi hành quyền lực tuyệt đối về các chính sách tình báo phối hợp, xác định các nguồn tài chính và củng cố an ninh mạng quốc gia; áp dụng và bảo vệ bí mật nhà nước; uỷ quyền cho các nhân viên tiến hành hoạt động tại Ý và nước ngoài.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.sicurezzanazionale.gov.it/sisr.nsf/english/about-us.html|tiêu đề=About us - Sistema di informazione per la sicurezza della Repubblica|website=www.sicurezzanazionale.gov.it}}</ref>
Hàng 238 ⟶ 239:
Một điểm khác thường của Nghị viện Ý là quyền đại diện được trao cho các công dân Ý thường trú tại nước ngoài: 12 hạ nghị sĩ và 6 thượng nghị sĩ được bầu ra trong bốn khu vực bầu cử hải ngoại riêng biệt. Ngoài ra, Thượng viện Ý có đặc điểm là một số lượng nhỏ nghị sĩ nhậm chức trọn đời, do tổng thống bổ nhiệm, "vì những công lao ái quốc nổi bật trong lĩnh vực xã hội, khoa học, nghệ thuật hoặc văn học". Các cựu tổng thống mặc nhiên là các thượng nghị sĩ trọn đời.
 
Ba chính đảng lớn của Ý là [[Đảng Dân chủ (Ý)|Đảng Dân chủ]] (''Partito Democratico''), [[Forza Italia (2013)|Forza Italia]] (nước Ý tiến bước) và [[Phong trào Năm sao]] (''Movimento 5 Stelle)''. Trong tổng tuyển cử năm 2013, ba đảng này giành được 579 trong số 630 ghế tại Hạ nghị viện và 294 trong số 315 ghế tại Thượng nghị viện.<ref>{{chú thích báo|title=Elezioni politiche 2013, Riepilogo Nazionale|url=http://www.ilsole24ore.com/speciali/2013/elezioni/risultati/politiche/static/italia.shtml|accessdate=ngày 6 tháng 12 năm 2014|publisher=Il Sole 24 Ore}}</ref> Hầu hết các ghế còn lại thuộc về một khối bầu cử đoản mệnh được thành lập nhằm ủng hộ Thủ tướng [[Mario Monti]] sắp phải ra đi.
 
=== Pháp luật ===
Hàng 247 ⟶ 248:
Một báo cáo vào năm 2009 xác định Mafia hiện diện mạnh tại 610 xã, tổng dân số các xã này là 13 triệu và chiếm 14,6% GDP của Ý.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.antimafiaduemila.com/content/view/20052/78/ |tiêu đề=Rapporto Censis: 13 milioni di italiani convivono con la mafia |tác giả=Maria Loi |ngày=ngày 1 tháng 10 năm 2009 |work=Censis |nhà xuất bản=Antimafia Duemila |ngôn ngữ=Italian |ngày truy cập=ngày 21 tháng 4 năm 2011 |url hỏng=yes |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20110429082416/http://www.antimafiaduemila.com/content/view/20052/78/ |ngày lưu trữ=ngày 29 tháng 4 năm 2011 }}</ref><ref>{{chú thích báo| url=https://www.theguardian.com/world/2009/oct/01/mafia-influence-hovers-over-italians|work=The Guardian |location=London |title=Mafia's influence hovers over 13&nbsp;m Italians, says report| first=Tom| last=Kington|date=ngày 1 tháng 10 năm 2009|accessdate=ngày 5 tháng 5 năm 2010}}</ref> Băng đảng [['Ndrangheta]] tập trung tại vùng [[Calabria]] có lẽ là tổ chức tội phạm mạnh nhất hiện nay tại Ý, chiếm đến 3% GDP toàn quốc.<ref>{{Chú thích web |url=http://mafiatoday.com/sicilian-mafia-ndrangheta/italy-anti-mafia-police-arrest-35-suspects-in-northern-lombardy-region/ |tiêu đề=Italy: Anti-mafia police arrest 35 suspects in northern Lombardy region |tác giả=ANSA |ngày=ngày 14 tháng 3 năm 2011 |work=adnkronos.com |nhà xuất bản=Mafia Today |ngày truy cập=ngày 21 tháng 4 năm 2011}}</ref> Tuy nhiên, với 0,013 vụ trên 1.000 dân, Ý chỉ có tỷ lệ giết người cao thứ 47 trong một khảo sát gồm 62 quốc gia.<ref name="NationMaster.com">{{Chú thích web|url=http://www.nationmaster.com/graph/cri_mur_percap-crime-murders-per-capita|tiêu đề=Crime Statistics > Murders (per capita) (most recent) by country |nhà xuất bản=NationMaster.com|ngày truy cập=ngày 4 tháng 4 năm 2010}}</ref>
 
Thực thi pháp luật tại Ý là nhiệm vụ của nhiều lực lượng cảnh sát. ''Polizia di Stato'' (cảnh sát nhà nước) là cảnh sát quốc gia dân sự của Ý. Ngoài các nhiệm vụ tuần tra, điều tra và thực thi pháp luật, họ còn tuần tra hệ thống đường cao tốc, giám sát an toàn của đường sắt, cầu và đường thuỷ. [[Carabinieri]] là tên gọi phổ biến của ''Arma dei Carabinieri'', một quân đoàn quân sự giống như hiến binh và họ có các nhiệm vụ cảnh sát. Họ cũng giữ vai trò là quân cảnh của lực lượng vũ trang Ý. ''Guardia di Finanza'' (bảo vệ tài chính) là lực lượng nằm dưới quyền của Bộ Kinh tế và Tài chính, có vai trò của lực lượng cảnh sát, chịu trách nhiệm về an toàn tài chính, kinh tế, tư pháp và công cộng. ''Polizia Penitenziaria'' (cảnh sát trại cải tạo) điều hành hệ thống nhà tù Ý và quản lý việc vận chuyển tù nhân.
 
=== Ngoại giao ===
Hàng 271 ⟶ 272:
 
=== Hành chính ===
Ý được chia thành 20 [[Vùng hành chính (Ý)|vùng]] (''regioni''), trong đó 5 vùng có vị thế tự trị đặc biệt, cho phép họ có thể ban hành pháp luật về một số vấn đề địa phương của mình. Quốc gia được chia tiếp thành 14 [[Thành phố trung tâm của Ý|thành phố trung tâm]] (''città metropolitane'') và 93 [[tỉnh (Ý)|tỉnh]] (''provincia'') (đến năm 2016), và chúng lại được chia tiếp thành 8.047 [[Comune|khu tự quản]] (''comuni'').<ref>{{Chú thích web|url=http://www.istat.it/it/archivio/6789|tiêu đề=Codici comuni, province e regioni|website=www.istat.it|ngôn ngữ=Ý|ngày truy cập=ngày 24 tháng 5 năm 2015}}</ref> Hiến pháp sửa đổi năm 2001 trao thêm nhiều quyền tự chủ cho các vùng, đặc biệt là quyền lập pháp và giảm đáng kể sự can thiệp của trung ương vào công việc của các vùng. Trong tháng 6 năm 2006, cử tri bác bỏ trong trưng cầu dân ý về các đề xuất được cho là sẽ dẫn đến một nhà nước liên bang, với tỷ lệ 61,7% trên 38,3%.<ref name=fedref>{{chú thích báo|title=Speciale Referendum 2006|url=http://www.repubblica.it/speciale/2006/referendum/|accessdate=ngày 6 tháng 12 năm 2011|newspaper=la Repubblica|date=ngày 26 tháng 6 năm 2006}}</ref> Kết quả khác biệt đáng kể giữa các vùng, từ 55,3% ủng hộ tại [[Veneto]] đến 82% phản đối tại [[Calabria]].<ref name="fedref" /> Mỗi vùng có một nghị viện tuyển cử, được gọi là ''Consiglio Regionale'' (hội đồng vùng), hoặc ''Assemblea Regionale tại Sicilia'', và một chính quyền gọi là ''Giunta Regionale'' (uỷ ban vùng), đứng đầu là một thống đốc gọi là ''Presidente della Giunta Regionale'' (chủ tịch uỷ ban vùng) hoặc ''Presidente della Regione'' (chủ tịch vùng).
 
{{Italy Labelled Map|float=left}}
Hàng 388 ⟶ 389:
 
=== Hạ tầng ===
Năm 2004, lĩnh vực giao thông tại Ý đạt doanh thu khoảng 119,4&nbsp;tỷ euro, sử dụng 935.700 lao động trong 153.700 doanh nghiệp. Về mạng lưới đường bộ quốc gia, vào năm 2002 có 668.721&nbsp;km đường có thể sử dụng được tại Ý, trong đó có 6.487&nbsp;km đường cao tốc, thuộc sở hữu nhà nước song do Atlantia điều hành riêng. Năm 2005, có khoảng 34.667.000 ô tô chở khách (590 xe trên 1.000 dân) và 4.015.000 xe chở hàng lưu thông trên mạng lưới đường bộ quốc gia.<ref name="European Commission">{{Chú thích web|url=http://epp.eurostat.ec.europa.eu/cache/ITY_OFFPUB/KS-DA-07-001/EN/KS-DA-07-001-EN.PDF|tiêu đề=Panorama of Transport|định dạng=PDF|tác giả=[[Ủy ban châu Âu|European Commission]]|ngày truy cập=ngày 3 tháng 5 năm 2009}}</ref> Hạn chế tốc độ trong các đô thị thường là 50&nbsp;km/h và ít phổ biến hơn là 30&nbsp;km/h. Đường cao tốc đôi đầu tiên trên thế giới khánh thành tại Ý vào năm 1924, nối giữa Milano và Varese. Đến cuối thập niên 1930, trên 400&nbsp;km đường cao tốc đã được xây dựng trên khắp nước Ý, liên kết các thành phố và thị trấn nông thôn. Hệ thống đường cao tốc (''autostrade'') của Ý có giới hạn tốc độ tiêu chuẩn là 130&nbsp;km/h đối với ô tô. Các điều khoản pháp luật cho phép các nhà khai thác xác định giới hạn 150&nbsp;km/h tại đoạn đường họ được nhượng quyền trên cơ sở tình nguyện nếu đáp ứng một số điều kiện.
[[Tập tin:Frecciarossa di Trenitalia.jpg|thumb|left|Tàu cao tốc [[Frecciarossa 1000]] của Đường sắt Nhà nước Ý (FS), có tốc độ tối đa là 400 km/h,<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=Frecciarossa 1000 in Figures|url=http://www.fsitaliane.it/fsi-en/GROUP/Safety-and-Technology/Frecciarossa1000:-the-train-of-the-future/Frecciarossa-1000-in-Figures|nhà xuất bản=Ferrovie dello Stato Italiane|ngày truy cập=ngày 24 tháng 11 năm 2014|url hỏng=yes|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20141218192603/http://www.fsitaliane.it/fsi-en/GROUP/Safety-and-Technology/Frecciarossa1000%3A-the-train-of-the-future/Frecciarossa-1000-in-Figures|ngày lưu trữ=ngày 18 tháng 12 năm 2014|df=dmy-all}}</ref> là tàu nhanh nhất tại Ý và châu Âu]]
Đến năm 2011, tổng chiều dài đường sắt Ý là 19.394&nbsp;km, trong đó 18.071&nbsp;km theo khổ tiêu chuẩn và 11.322&nbsp;km được điện khí hoá. Các tuyến hoạt động tổng cộng dài 16.723&nbsp;km.<ref name=rete_rfi>{{Chú thích web|tiêu đề=La rete oggi|url=http://www.rfi.it/cms/v/index.jsp?vgnextoid=25bc8c3e13e0a110VgnVCM10000080a3e90aRCRD|nhà xuất bản=RFI Rete Ferroviaria Italiana|ngày truy cập=ngày 15 tháng 11 năm 2011}}</ref> Phần lớn mạng lưới đường sắt Ý nằm dưới quyền quản lý và điều hành của Đường sắt Nhà nước Ý (''Ferrovie dello Stato Italiane''), là công ty quốc doanh. Các cơ quan cấp khu vực khác hầu hết thuộc sở hữu của các thể chế công cộng như chính quyền vùng. Đường sắt tại Ý được chính phủ trợ cấp, nhận được 8,1 tỷ euro vào năm 2009.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.oxera.com/Oxera/media/Oxera/downloads/Agenda/The-age-of-the-train.pdf?ext=.pdf |tiêu đề=The age of the train}}</ref> Các công việc nhằm tăng tốc độ chạy thương mại của đường sắt đã bắt đầu vào năm 1967: Tuyến "siêu trực tiếp" Roma-Firenze" được xây dựng cho các đoàn tàu có tốc độ lên đến 230&nbsp;km/h, giảm hành trình xuống dưới hai giờ. Đây là tuyến tàu cao tốc đầu tiên được xây dựng tại châu Âu, và bắt đầu hoạt động vào năm 1977. Ngày nay, có thể đi từ Roma đến Milano vòng vòng dưới ba tiếng (2h 55') bằng tàu cao tốc thế hệ mới Frecciarossa 1000. Ý có 11 cửa khẩu đường sắt vượt dãy Alpes nối sang các quốc gia láng giềng.
 
Ý có 2.400&nbsp;km đường thuỷ có thể thông hành, thuộc các loại hình giao thông thương mại khác nhau, song hạn chế về tổng giá trị.<ref name=cia1>{{Chú thích web|tiêu đề=Italy|url=https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/it.html|work=The World Factbook|nhà xuất bản=CIA|ngày truy cập=ngày 8 tháng 1 năm 2012}}</ref> Tại các vùng Lombardia và Veneto của miền bắc, các tuyến phà hàng ngày hoạt động trên hồ Garda và hồ Como để liên kết các thị trấn và làng mạc hai bên hồ. Các thuỷ đạo tại Venezia, bao gồm kênh đào lớn, giữ vai trò là mạng lưới giao thông thiết yếu đối với cư dân và du khách. Năm 2004, Ý có khoảng 30 sân bay lớn (bao gồm hai trung tâm [[Sân bay quốc tế Malpensa|Malpensa]] tại Milano và [[Sân bay quốc tế Leonardo da Vinci|Leonardo da Vinci]] tại Roma) và 43 cảng biển lớn (Genova là cảng lớn nhất của Ý và lớn thứ nhì tại Địa Trung Hải). Năm 2005, Ý duy trì một phi đội dân sự khoảng 389.000 đơn vị và một hạm đội 581 tàu.<ref name="European Commission"/>
Hàng 403 ⟶ 404:
Qua nhiều thế kỷ, Ý bồi dưỡng một cộng đồng khoa học có nhiều khám phá lớn về vật lý học và các ngành khoa học khác. Vào thời Phục hưng, các nhà bác học Ý như [[Leonardo da Vinci]] (1452–1519), [[Michelangelo]] (1475–1564) và [[Leone Battista Alberti]] (1404–72) có các đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực, như sinh học, kiến trúc và kỹ thuật. [[Galileo Galilei]] (1564–1642) là một nhà vật lý học, toán học và thiên văn học, ông giữ vai trò lớn trong [[cách mạng khoa học]]. Thành tựu của ông gồm có cải tiến trọng yếu về kính thiên văn và hoạt động quan sát thiên văn sau đó, cùng chiến thắng chung cuộc của [[Mikołaj Kopernik|thuyết Kopernik]] trước [[thuyết địa tâm]].
 
Các nhà thiên văn học khác như [[Giovanni Domenico Cassini]] (1625–1712) và [[Giovanni Schiaparelli]] (1835–1910) có nhiều khám phá quan trọng về hệ Mặt trời. Trong toán học, [[Joseph Louis Lagrange]] (tên khai sinh là Giuseppe Lodovico Lagrangia, 1736–1813) hoạt động tích cực trước khi rời Ý. [[Fibonacci]] (khoảng 1170 – 12501170–1250) và [[Gerolamo Cardano]] (1501–76) tạo ra các tiến bộ căn bản trong toán học. [[Luca Pacioli]] thiết lập [[kế toán]] cho thế giới. Nhà vật lý học [[Enrico Fermi]] (1901–54) lãnh đạo một nhóm tại Chicago để phát triển lò phản ứng hạt nhân [[Chicago Pile-1|đầu tiên]] và cũng nổi tiếng vì nhiều đóng góp khác của ông cho vật lý học, như đồng phát triển [[cơ học lượng tử|thuyết lượng tử]] và là một trong các nhân vật chủ chốt trong việc tạo ra [[vũ khí hạt nhân]]. Ông cùng với [[Emilio G. Segrè]] (1905–89, khám phá các nguyên tố [[tecneti]] và [[astatin]], và [[phản proton]]), [[Bruno Rossi]] (1905–93, tiên phong trong [[bức xạ vũ trụ]] và [[thiên văn học tia X]]) và một số nhà vật lý học Ý bị buộc phải rời khỏi Ý trong thập niên 1930 do các đạo luật phát xít chống [[người Do Thái]].<ref>Lucia Orlando, "Physics in the 1930s: Jewish Physicists' Contribution to the Realization of the" New Tasks" of Physics in Italy." ''Historical studies in the physical and biological sciences'' (1998): 141–181. {{jstor|27757806}}</ref>
 
Các nhà vật lý học nổi bật khác: [[Amedeo Avogadro]] (nổi tiếng nhất vì đóng góp vào thuyết [[phân tử]], cụ thể là [[định luật Avogadro]] và [[hằng số Avogadro]]), [[Evangelista Torricelli]] (phát minh [[áp kế]]), [[Alessandro Volta]] (phát minh pin điện), [[Guglielmo Marconi]] (phát minh [[radio]]), [[Ettore Majorana]] (khám phá [[Fermion Majorana|hạt Majorana]]), [[Carlo Rubbia]] (lãnh đạo nhóm khám phá các hạt W và Z tại [[CERN]]). Về sinh học, [[Francesco Redi]] là người đầu tiên thách thức [[thuyết tự sinh]] bằng việc chứng minh rằng giòi bắt nguồn từ trứng ruồi và ông miêu tả chi tiết 180 [[Ký sinh trùng|loài ký sinh]], [[Marcello Malpighi]] thành lập giải phẫu vi mô, [[Lazzaro Spallanzani]] tiến hành nghiên cứu quan trọng về các chức năng thân thể, sinh sản động vật, và thuyết tế bào. [[Camillo Golgi]] khám phá [[bộ máy Golgi]], mở đường cho việc thừa nhận học thuyết neuron, [[Rita Levi-Montalcini]] khám phá hệ số phát triển tế bào thần kinh. Về hoá học, [[Giulio Natta]] nhận giải Nobel cho công trình của bà về [[polyme]] cao. [[Giuseppe Occhialini]] khám phá phân rã [[pion]] hoặc pi-[[meson]] vào năm 1947. [[Ennio de Giorgi]] giải bài toán Bernstein về mặt cực tiểu, và bài toán thế kỷ XIX của Hilbert về quy tắc giải phương trình vi phân riêng phần elip.
Hàng 423 ⟶ 424:
 
Dân số Ý tăng gần gấp đôi trong thế kỷ XX, song mô hình tăng trưởng cực kỳ không đồng đều do di cư nội bộ quy mô lớn từ miền nam (còn mang tính nông thôn) đến các thành phố công nghiệp tại miền bắc, hiện tượng này diễn ra do kết quả của kỳ tích kinh tế Ý thập niên 1950–1960. Tỷ suất sinh và số ca sinh cao duy trì cho đến thập niên 1970, sau đó bắt đầu giảm mạnh, dẫn đến dân số già hoá nhanh chóng. Đến cuối thập niên 2000, một phần năm người Ý trên 65 tuổi.<ref>{{Chú thích web|url=http://epp.eurostat.ec.europa.eu/cache/ITY_OFFPUB/KS-SF-08-072/EN/KS-SF-08-072-EN.PDF |tiêu đề=Ageing characterises the demographic perspectives of the European societies – Issue number 72/2008 |tác giả=EUROSTAT |ngày truy cập=28 April 2009 |url hỏng=yes |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20090102184227/http://epp.eurostat.ec.europa.eu/cache/ITY_OFFPUB/KS-SF-08-072/EN/KS-SF-08-072-EN.PDF |ngày lưu trữ= 2 January 2009 |df= }}</ref> Tuy nhiên, trong những năm gần đây Ý trải qua tăng trưởng mức sinh đáng kể.<ref>{{Chú thích web|url=http://demo.istat.it/altridati/indicatori/2008/Tab_1.pdf|tiêu đề=Crude birth rates, mortality rates and marriage rates 2005–2008|tác giả=ISTAT|ngày truy cập=ngày 10 tháng 5 năm 2009|ngôn ngữ=it}}</ref> Tổng tỷ suất sinh cũng tăng từ mức thấp kỷ lục 1,18 trẻ mỗi phụ nữ vào năm 1995 lên 1,41 vào năm 2008.<ref>{{Chú thích web|url=http://demo.istat.it/altridati/indicatori/2008/Tab_4.pdf |tiêu đề=Average number of children born per woman 2005–2008|tác giả=ISTAT|ngày truy cập=ngày 3 tháng 5 năm 2009|ngôn ngữ=it}}</ref>
 
Tổng tỷ suất sinh được dự kiến đạt 1,6–1,8 vào năm 2030.<ref>{{Chú thích web|url=http://demo.istat.it/uniprev2011/index.html?lingua=ita |tiêu đề=Previsioni della popolazione, 2011–2065, dati al 1° gennaio |nhà xuất bản=Demo.istat.it |ngày= |ngày truy cập=12 March 2013}}</ref>
 
Hàng 604 ⟶ 606:
Giáo dục tiểu học kéo dài trong tám năm, học sinh tiếp nhận giáo dục cơ bản về tiếng Ý, tiếng Anh, toán học, khoa học tự nhiên, lịch sử, địa lý, nghiên cứu xã hội, thể dục, nghệ thuật thị giác và âm nhạc. Giáo dục trung học kéo dài trong 5 năm, gồm ba loại hình trường học theo truyền thống có các mức hàn lâm khác nhau: ''liceo'' chuẩn bị cho học sinh học tập tại bậc đại học với các chương trình giảng dạy cổ điển hoặc khoa học, trong khi ''istituto tecnico'' và ''Istituto professionale'' chuẩn bị cho học sinh giáo dục nghề nghiệp. Năm 2012, giáo dục trung học Ý được đánh giá thấp hơn một chút so với bình quân của [[OECD]], có cải tiến mạnh mẽ và đều đặn về kết quả khoa học và toán học kể từ năm 2003;<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=PISA 2012 Results|url=http://www.oecd.org/pisa/keyfindings/PISA-2012-results-italy.pdf|nhà xuất bản=OECD|ngày truy cập=16 November 2015}}</ref> tuy nhiên có khoảng cách rộng giữa hai miền, trường học tại miền bắc có thành tích tốt hơn đáng kể trung bình toàn quốc (nằm vào hàng tốt nhất thế giới trong một số môn), còn các trường miền nam có kết quả kém hơn nhiều.<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=The literacy divide: territorial differences in the Italian education system|url=http://new.sis-statistica.org/wp-content/uploads/2013/10/CO09-The-literacy-divide-territorial-differences-in-the-Italian.pdf|nhà xuất bản=Parthenope University of Naples|ngày truy cập=16 November 2015}}</ref>
 
Giáo dục đại học tại Ý gồm các đại học công lập, đại học tư thục, cùng các trường cao cấp (''Scuola Superiore Universitaria'') có danh tiếng và có chọn lọc, chẳng hạn như [[Scuola Normale Superiore di Pisa]]. Hệ thống đại học tại Ý nhìn chung được đánh giá yếu kém khi so sánh với một cường quốc văn hoá thế giới, không có đại học nào của Ý được xếp hạng trong 100 đại học tốt nhất thế giới và chỉ có 20 trường nằm trong top 500.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.shanghairanking.com/ARWU2015.html|tiêu đề=Academic Ranking of World Universities 2015|nhà xuất bản=Shanghai Ranking Consultancy|ngày=2015|ngày truy cập=29 October 2015}}</ref> Tuy nhiên, chính phủ có các kế hoạch cải cách và đầu tư lớn nhằm cải thiện tính quốc tế hoá và chất lượng tổng thể của hệ thống.<ref>{{chú thích báo|title=Italy’s Budget/4: 500 new university "chairs of excellence" open up to foreign professors and scholars|url=http://www.italy24.ilsole24ore.com/art/government-policies/2015-10-15/italy-s-stability-law-funds-500-new-university-professors-open-to-foreign-candidates--174432.php?uuid=ACDy9uGB|accessdate=16 November 2015|publisher=Il Sole 24 Ore Digital Edition}}</ref>
 
=== Y tế ===
Hàng 657 ⟶ 659:
Các tác giả Phục hưng Ý sáng tác một số tác phẩm quan trọng, ''[[Quân Vương (sách)|Quân Vương]]'' của [[Niccolò Machiavelli]] là một trong các bài tiểu luận nổi tiếng nhất thế giới về khoa học chính trị và triết học hiện đại, trong đó lẽ phải thực sự quan trọng hơn bất kỳ tư tưởng trừu tượng nào. Tác phẩm quan trọng khác của giai đoạn này là ''[[Orlando Furioso]]'' của [[Ludovico Ariosto]], phần mở rộng của tác phẩm lãng mạn còn dở dang ''Orlando Innamorato'' của [[Matteo Maria Boiardo]], có lẽ là bài thơ có tinh thần thượng võ vĩ đại nhất từng được viết. Tác phẩm đối thoại ''Il Cortegiano'' của [[Baldassare Castiglione]] mô tả tư tưởng của quý ông triều đình hoàn hảo và của vẻ đẹp tâm hồn. Nhà thơ trữ tình [[Torquato Tasso]] trong ''La Gerusalemme liberata'' viết một sử thi Cơ Đốc giáo, sử dụng thể thức ''[[ottava rima]]'', chú ý đến các quy tắc đồng nhất của Aristoteles.
 
Giovanni Francesco Straparola và Giambattista Basile lần lượt sáng tác ''Le piacevoli notti'' (1550-15551550–1555) và ''Lo cunto de li cunti/Pentamerone'' (1634), họ cho in một số bản truyện cổ tích đầu tiên được biết đến tại châu Âu.<ref>Steven Swann Jones, ''The Fairy Tale: The Magic Mirror of Imagination'', Twayne Publishers, New York, 1995, {{ISBN|0-8057-0950-9}}, p38</ref><ref>Bottigheimer 2012a, 7; Waters 1894, xii; Zipes 2015, 599.</ref><ref>{{citation |last=Opie |first=Iona |authorlink2=Peter Opie| first2 =Peter|last2 = Opie |authorlink=Iona Opie |title=The Classic Fairy Tales |location=Oxford and New York |publisher=[[Oxford University Press]] |date=1974 |isbn=0-19-211559-6}} See page 20. The claim for earliest fairy-tale is still debated, see for example Jan M. Ziolkowski, ''Fairy tales from before fairy tales: the medieval Latin past of wonderful lies'', University of Michigan Press, 2007. Ziolkowski examines Egbert of Liège's Latin beast poem ''Fecunda natis'' (''The Richly Laden Ship'', c. 1022/24), the earliest known version of "Little Red Riding Hood". Further info: [http://www.leithart.com/archives/003139.php Little Red Pentecostal], Peter J. Leithart, ngày 9 tháng 7 năm 2007.</ref> Vào đầu thế kỷ XVII, một số kiệt tác văn học được tạo ra, như bài thơ thần thoại kéo dài ''L'Adone'' của [[Giambattista Marino]]. Giai đoạn Baroque cũng sản sinh văn xuôi khoa học dễ hiểu của [[Galileo Galilei|Galileo]], cũng như ''La città del Sole'' (thành phố Mặt trời) của [[Tommaso Campanella]] mô tả về một xã hội hoàn hảo do triết gia-tu sĩ cai trị. Đến cuối thế kỷ XVII, các viện sĩ Arcadia bắt đầu một phong trào nhằm khôi phục tính đơn giản và tính giản dị cổ điển cho thơ, như trong các vở kịch melo của [[Metastasio]]. Đến thế kỷ XVIII, nhà soạn kịch [[Carlo Goldoni]] tạo ra các vở kịch đầy kịch tính, nhiều vở phác hoạ tầng lớp trung lưu đương thời.
 
[[Tập tin:Pinocchio.jpg|thumb|upright= 0.7|Minh hoạ [[Pinocchio]] trong ''[[Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio]]'' của [[Carlo Collodi]], là một hình tượng của văn học thiếu nhi.<ref name=Gasparini/><ref>{{Chú thích web|url=http://www.encyclopedia.com/article-1G2-2697200012/pinocchio-carlo-collodi.html |tiêu đề=Pinocchio: Carlo Collodi - Children's Literature Review |nhà xuất bản=Encyclopedia.com |ngày= |ngày truy cập = ngày 1 tháng 10 năm 2015}}</ref>]]
Hàng 674 ⟶ 676:
Từ dân gian cho đến cổ điển, âm nhạc luôn giữ một vai trò quan trọng trong văn hoá Ý. Các nhạc cụ gắn với âm nhạc cổ điển như piano và violon được phát minh tại Ý, và nhiều thể loại âm nhạc cổ điển đang thịnh hành như [[giao hưởng]], concerto và [[sonata]] có thể truy nguồn gốc đến các phát kiến của âm nhạc Ý thế kỷ XVI và XVII.
 
Các nhà soạn nhạc nổi tiếng của Ý gồm có các nhà soạn nhạc [[Âm nhạc thời kỳ Phục Hưng|thời Phục hưng]] (thế kỷ XV-XVIIXV–XVII) [[Giovanni Pierluigi da Palestrina|Palestrina]] và [[Claudio Monteverdi|Monteverdi]], các nhà soạn nhạc [[Âm nhạc thời kỳ Baroque|thời Baroque]] (1600–1760) [[Alessandro Scarlatti|Scarlatti]], [[Arcangelo Corelli|Corelli]] và [[Antonio Vivaldi|Vivaldi]], các nhà soạn nhạc [[Âm nhạc thời kỳ Cổ điển|thời cổ điển]] (1730-18201730–1820) [[Niccolò Paganini|Paganini]] và [[Gioachino Rossini|Rossini]], và các nhà soạn nhạc [[Âm nhạc thời kỳ Lãng mạn|thời lãng mạn]] (1815–1910) [[Giuseppe Verdi|Verdi]] và [[Giacomo Puccini|Puccini]]. Các nhà soạn nhạc hiện đại của Ý như [[Luciano Berio|Berio]] và [[Luigi Nono|Nono]] đã chứng tỏ vị thế quan trọng trong phát triển [[Experimental (nhạc)|âm nhạc thể nghiệm]] và [[Nhạc điện tử|điện tử]]. Truyền thống âm nhạc cổ điển vẫn có vị thế mạnh tại Ý, minh chứng là danh tiếng của vô số các nhà hát opera như ''[[La Scala]]'' tại Milano và ''[[Teatro di San Carlo|San Carlo]]'' tại Napoli, và các nghệ sĩ trình diễn như nghệ sĩ piano [[Maurizio Pollini]] và sau này là giọng nam cao [[Luciano Pavarotti]], song người Ý cũng được tán thưởng không kém về phát triển sân khấu âm nhạc đương đại.
 
[[Tập tin:Luciano Pavarotti in Saint Petersburg.jpg|thumb|left|[[Luciano Pavarotti]] là một trong các giọng nam cao có ảnh hưởng nhất mọi thời đại]]
Hàng 680 ⟶ 682:
Ý nổi tiếng trong vai trò là nơi khai sinh của opera.<ref name="books.google.co.uk">{{chú thích sách|url=https://books.google.com/?id=C37Gq2GagZIC&dq=Italian+opera&printsec=frontcover&q= |title=Italian Opera |publisher=Google Books |date= 29 April 1994|accessdate=20 December 2009|isbn=978-0-521-46643-1|author1=Kimbell, David R. B}}</ref> Opera Ý được cho là hình thành vào đầu thế kỷ XVII, tại các thành phố như [[Mantova]] và Venezia.<ref name="books.google.co.uk"/> Về sau, các tác phẩm và các vở opera được soạn ra bởi các nhà soạn nhạc người Ý bản địa trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như [[Rossini]], [[Vincenzo Bellini|Bellini]], [[Donizetti]], [[Verdi]] và [[Puccini]], nằm vào hàng nổi tiếng nhất từng được viết và hiện nay chúng được trình diễn trong các nhà hát opera khắp thế giới. Nhà hát opera La Scala tại Milano nổi danh khi nằm vào hàng xuất sắc nhất thế giới. Các ca sĩ opera Ý nổi tiếng gồm có [[Enrico Caruso]] và Alessandro Bonci.
 
[[Jazz]] được truyền sang Ý vào đầu thập niên 1920, nó có được chỗ đứng rất mạnh mẽ tại Ý, và vẫn phổ biến bất chấp các chính sách bài ngoại của chế độ phát xít. Ngày nay, các trung tâm nổi tiếng nhất về nhạc jazz tại Ý là Milano, Roma và Sicilia. Sau đó, Ý đi tiên phong về phong trào [[progressive rock|''progressive rock'']] và pop vào thập niên 1970, có các ban nhạc như PFM, Banco del Mutuo Soccorso, Le Orme, Goblin và Pooh. Trong giai đoạn này cũng diễn ra đa dạng hoá điện ảnh Ý, và các phim của xưởng [[Cinecittà]] có các bản dàn bè phức hợp của các nhà soạn nhạc như [[Ennio Morricone]]. Sân khấu hip hop Ý bắt đầu vào đầu thập niên 1990 với bộ đôi Articolo 31, chủ yếu chịu ảnh hưởng của East Coast rap.
 
Ý cũng là một quốc gia quan trọng trong quá trình phát triển của [[disco]] và [[nhạc điện tử]], disco Ý có đặc điểm là âm thanh vị lai và sử dụng thường xuyên [[synthesiser]] và [[trống máy]], là một trong các thể loại nhạc nhảy điện tử sớm nhất, cùng với các dạng châu Âu của disco ngoài [[Euro disco|''Euro disco'']] ra (về sau ảnh hưởng đến một số thể loại như ''[[Eurodance]]''''[[Nu-disco]]''). Các DJ và remixer nổi tiếng của Ý gồm Benny Benassi, Gigi D'Agostino, và Gabry Ponte, thành viên của nhóm Eiffel 65.
 
Các nhà sản xuất như [[Giorgio Moroder]], người từng thắng ba [[giải Oscar]], có ảnh hưởng lớn đến bước phát triển của nhạc dance điện tử. Ngày nay, nhạc pop Ý được biểu diễn thường niên trong [[Nhạc hội Sanremo]], có vai trò là nguồn cảm hứng cho cuộc tranh tài ca hát [[Eurovision]], và Lễ hội Hai thế giới tại [[Spoleto]]. Các ca sĩ như [[Mina (ca sĩ Ý)|Mina]], [[Andrea Bocelli]], [[Laura Pausini]], [[Eros Ramazzotti]] và [[Tiziano Ferro]] được quốc tế tôn vinh.