91.515
lần sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động |
n |
||
==Trịnh Kiểm theo Nguyễn Kim phò lập vua Lê Trang Tông==
Vào năm 1527, [[Mạc Đăng Dung]] người Hải Dương cướp ngôi [[Nhà Lê sơ|Nhà Lê]], lập nên Nhà Mạc, lúc ấy con cháu các công thần đời trước phát xuất từ Thanh Hóa không phục, liên tiếp khởi binh chống lại.
Khi mới đầu Nguyễn Kim đóng đồn ở Mường Sùng thuộc Ai Lao<ref name="TGCP12" />. Trịnh Kiểm đến đầu quân cho Nguyễn Kim, được phong làm Tri Mã cơ, tước Dực Nghĩa hầu. Là người có tài, ông được Nguyễn Kim giao cho nhiều trọng trách và gả con gái là Ngọc Bảo cho<ref name="TGCP13">''Trịnh gia chính phả'', bản điện tử, trang 13</ref>. Theo ''Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài'' của [[Alexandre de Rhodes|Alexandre De Rhodes]]: Khi quân Mạc tấn công vào [[thủ đô|kinh thành]], quân Nguyễn Kim bị vây giữa vòng vây của địch. Kim đã giao ước với các tướng rằng ông sẽ gả con gái cho ai có thể giải cứu ông và nghĩa quân ra khỏi vòng vây ấy. Trịnh Kiểm phi ngựa xông lên hăng hái đánh giết giăc, cứu được Kim và mở đường huyết lộ cho nghĩa quân rút lui. Vì vậy, theo lời hứa, Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Kiểm và giao nhiều trọng trách cho ông, đặc biệt là việc huấn luyện [[kỵ binh|kị binh]] cho nghĩa quân. Theo sách Đại Việt thông sử, Trịnh Kiểm có sức khỏe và tài lược hơn người, theo Nguyễn Kim đi đánh dẹp khắp nơi, lập nhiều chiến công, được Nguyễn Kim gả con gái cho.<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin,
2007, tr 345</ref>
Năm [[1539]], ông được
Năm 1540, Thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim dẫn quân về Nghệ An, thanh thế lẫy lừng, đến đâu là gần xa đều hàng phục. Năm sau, [[Mạc Đăng Dung]] chết, quân Nguyễn Kim tiến về đánh Thanh Hóa, Nghệ An, đến năm 1543, thu phục được thành Tây Đô (Thanh Hóa).
Đến năm 1545,
==Chính quyền==
{{cquote|''Thực ra ông (chỉ Trịnh Kiểm) có ý định khôi phục những tỉnh đã mất, nhưng không phải để trao lại cho nhà vua, một vị vua mà ông không thấy đủ khả năng trị nước, lại sức yếu, kém tài và truỵ lạc, mà là chiếm cho mình và con cháu mình. Vì ông rất thông thạo việc nước nên ông được nể trọng và quý mến, vua thì tín nhiệm giao cho quyền cai quản không những quân binh mà tất cả công việc trị nước. Thế là quyền thống lãnh quân binh được đặt vào tay ông cùng hết các việc nước, chiến tranh cũng như hòa bình đều hoàn toàn thuộc về ông, ông cho con với sự thỏa thuận của nhà vua. Thế là theo thế lực của thông tục và của võ trang, vua trong nước chẳng còn quyền hành gì, chỉ có danh hiệu là vua, tất cả lực lượng hợp với binh đao võ bị đều ở vị tướng lãnh.''|||Alexandre de Rhodes<ref>Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Nhà xuất bản khoa học xã hội, chương 2, Nguồn gốc xứ Đàng Ngoài, 2016</ref>}}
Năm [[1556]],
Lúc Trịnh Kiểm nắm quyền, triều Lê trung hưng chỉ mở hai khoa thi Nho học vào năm 1554 và 1565. Về ngạch binh, Trịnh Kiểm đặt ngạch quân theo quy chế cũ, đặt Đô đốc 5 phủ, lại đặt quân dinh năm khuông, dinh chia ra cơ đội thứ bậc khác nhau, chỉ lấy quân ở hai xứ Thanh Hóa và Nghệ An.<ref>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, tr 321, Nhà xuất bản giáo dục, 2007</ref>
Năm [[1554]], Trịnh Kiểm dời hành dinh của vua Lê đến Biện Thượng<ref name="ReferenceA">Tức là làng Bồng Thượng, huyện [[Vĩnh Lộc]], tỉnh [[Thanh Hóa]]</ref>. Trịnh Kiểm cho rằng lúc này sĩ khí đang lên, bèn sai các tướng xuất quân bình định đất Hóa châu ở phía Nam. Đất Hóa châu do tướng Mạc là Viên Đàm bá Hoàng Bôi chiếm giữ, quân Nam triều giết Hoàng Bôi, bình định đất Hóa châu, tức hai xứ Thuận, Quảng. Thái sư Trịnh Kiểm thu thập các hào mục và sinh viên trong xứ, bổ nhiệm các chức vụ, khiến cho xứ này được yên.<ref name="ReferenceB">Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, tr 373</ref>
Tháng mười năm 1558, Trịnh Kiểm dâng biểu tấu
{{Cquote|''Xứ Thuận Hóa là một kho tinh binh trong thiên hạ, buổi đầu, quốc triều ta bắt đầu gây dựng cơ nghiệp, cũng đã dùng dân xứ ấy để dẹp giặc Ngô. Xứ ấy, địa thế hiểm trở, dân khí kiên cường, lại có nhiều nguồn lợi trên rừng dưới biển, là vùng trọng yếu, không xứ nào hơn, gần đây quan quân kinh lược hàng mấy chục năm mới lấy được. Vậy nên hết sức bảo vệ, để làm một bức bình phong vững chắc...Hạ thần xét thấy con trai thứ của Chiêu Huân Tĩnh công là Nguyễn Hoàng, là một người trầm tĩnh cương nghị, lại có mưu lược, đối với quân sĩ có độ lượng khoan dung giản dị. Vậy xin bổ ông làm trấn thủ, để trị an nơi biên thùy và chống giặc ở miền Bắc kéo vào, và lại cùng Trấn quận công ở xứ Quảng Nam cùng làm thế cứu viện lẫn nhau...''|||Trịnh Kiểm<ref name="TGCP14" /><ref name="ReferenceC">Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, tr 379</ref>}}
Năm 1550, do bị gièm pha nên viên trọng thần Bắc triều là Thái tể Phụng Quốc Công Lê Bá Ly đem toàn quân hai đạo Sơn Tây, Sơn Nam, hơn một vạn ba ngàn đến Thanh Hóa đầu hàng. Bá Ly lại viết thư dụ được nhiều mưu thần, mãnh tướng phía Bắc theo về Nam triều như Nguyễn Hữu Liêu, Đặng Huấn. Theo Lê Quý Đôn viết trong Kiến văn tiểu lục: ''từ đó khí thế Ngụy Mạc suy tàn, binh sĩ Lê vương nổi tiếng''.<ref>Kiến văn tiểu lục, tập 2, Nhà xuất bản Trẻ, 2013, tr 52</ref>
Năm [[1551]], Trịnh
Tháng 5 tháng 1552, Trịnh Kiểm xuất quân từ Hưng Hóa qua sông Thao đến An Lạc. Ông đánh bại quân Mạc do Khiêm vương [[Mạc Kính Điển]] chỉ huy. Kế tiếp ông tiến thẳng đến Xuân canh Lâm Hạ, thắng thêm vài trận nữa. [[Mạc Phúc Nguyên]] sợ hãi, bỏ chạy ra Kim Thành. Quân Nhà Lê tiến vào [[Đông Kinh]], mở tiệc khao thưởng tướng sĩ<ref>Đại Việt thông sử, Nghịch thần truyện, tờ 64a</ref>. Quân Nhà Lê chiếm một loạt các phủ vùng Sơn Tây, Sơn Nam; bên Mạc chỉ còn hai đạo Đông, Bắc. [[Nguyễn Khải Khang]] và [[Lê Bá Ly]] bàn nên đón Hoàng thượng về Thăng Long, nhưng Trịnh Kiểm cho rằng [[Nhà Mạc]] hãy còn mạnh,nhân tâm cũng chưa hẳn đã hướng về Nhà Lê, nên không ký tên vào tờ biểu. Nhà vua xem tờ biểu, biết ý của Trịnh Kiểm, bèn hạ lệnh lui quân về. Mạc Phúc Nguyên nghe tin quân Nam triều rút lui, bèn sai quân truy kích ở núi Công. Nhưng Trịnh Kiểm đánh tan truy binh Mạc, rồi trở về Thanh Hóa<ref>Đại Việt thông sử, Nghịch thần truyện, tờ 64b</ref>.
Thời gian này Trịnh Kiểm tích cực vỗ trị quân dân, luyện tập tướng sĩ, thu dụng nhân tài, tích trữ khí giới lương thực để chuẩn bị một trận đánh đại qui mô nhằm thống nhất quốc gia. Ông bàn với các tướng đại ý rằng: Quân Nam triều thường đi qua lộ Sơn Nam, quân Mạc đem thủy bộ lục binh trấn giữ; chỉ có lộ thượng Sơn Tây, xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa, Tuyên Quang Nhà Mạc không phòng bị. Vậy nay nên xuất binh từ lối Thiên Quan, đi qua xứ Hưng Hóa; qua đò sông Thao, rồi đi theo chân núi, lược định hai xứ Thái Nguyên và Lạng Sơn, phủ dụ dân biên thùy, chiêu tập hào kiệt, sau mới xua quân xuống xứ Kinh Bắc, chia quân đánh vào Sơn Nam, Hải Dương, lúc ấy Nhà Mạc chỉ giữ được thành Thăng Long mà thôi. Ta chỉ lo các huyện xứ Thanh Hóa, các cửa biển đều là khen khóa cốt yếu của nội kỳ, cần canh phòng, lúc ấy đại sự sẽ thành.<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, tr 380, 381</ref>
Vua Lê đồng ý, Trịnh Kiểm liền cử Phong
Tháng 10, Trịnh Kiểm đem quân đánh dẹp các xứ Kinh Bắc, đóng dinh ở phủ Thuận An, cầm cự với quân Mạc, sau dời đến núi Tiên Du. Tháng 11, xua quân đánh phủ Khoái Châu, Hồng Châu và các huyện Siêu Loại, Văn Giang, quân Mạc bỏ chạy. Tháng 12, lại đánh phủ Khoái Châu, Hồng Châu, Nam Sách, quân Mạc tan vỡ. Đến tháng 2, năm 1560, Mạc Phúc Nguyên sai tướng giữ thành Thăng Long, bên ngoài đóng một dải dọc sông về phía tây, trên từ Bạch Hạc, dưới đến Nam Xang, dinh trại liền nhau, thuyền ghe san sát, ban ngày phất cờ gióng trống báo nhau, ban đêm đốt lửa làm hiệu để chống quân Nam triều. Trịnh Kiểm chia quân đi đánh Đông Triều, Giáp Sơn, Chí Linh, An Đông, đều lấy được, vua Mạc phải dời ra Thanh Đàm.<ref>Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007, tr 382, 383</ref>
{{Cquote|'' Lượng quốc công càng dốc lòng trung trinh, mọi việc đều quyết đoán rõ ràng, công việc đều đâu ra đấy cả.''|||Đại Việt Sử ký Toàn thư<ref name="Nội 1998"/>}}
Năm 1594,
{{Cquote|''... Nay Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa công thần đặc tiến khai phủ kim tử vinh lộc đại phu kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sứ Thái quốc công đặng Minh Khang Nhân Trí Thái Vương Trịnh Kiểm vốn là đường kiều họ lớn, hoàn quyển dòng sang. Buổi đầu ứng theo cờ nghĩa, sửa kinh luân giềng mối buổi gian truân; một phen thu lại cõi xưa, định hưng phục quy mô khi phò tá. Đối với Tiên vương, công tốt có nhiều; xét đến con nối, nghiệp lớn càng rõ. Có khác gì Tây Bình cả nhà trung nghĩa, xã tắc được yên; [[Quách Tử Nghi|Phần Dương]] dựng lại quốc gia, thiên hạ công nhất. Phúc trước đến nay rực rỡ, hiệu mới nên được tôn sùng. Đặc sai Suy trung dực vận đồng đức công thần đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Trung đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự thái uý Đoan quận công thượng trụ quốc Nguyễn Hoàng mang kim sách tiến phong làm Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa công thần thượng tướng Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương...''|||Lê Thế Tông<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1998, tập 3, tr 187</ref>}}
|