Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự quân bình từ suy tưởng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Trong [[triết học]], trạng thái '''cân bằng đa chiều''' là một tình trạng cân bằng hoặc tình trạng gắn kết giữa một [[tập hợp]] những niềm tin. Trạng thái này đạt được từ một quá trình tự điều chỉnh trong suy nghĩ. Điều chỉnh này là điều chỉnh các nguyên tắc chung và các đánh giá riêng. Tuy không sử dụng thuật ngữ trên, nhưng triết gia [[Nelson Goodman]] là người đầu tiên giới thiệu [[phương pháp]] cân bằng đa chiều như một phương pháp chứng minh các nguyên tắc của [[logic]] quy nạp. [[Thuật ngữ]] “cân bằng đa chiều” đóng đinh với John Rawls và được nhắc đến nhiều lần trong quyển sách “Học thuyết về công lý” của ông như một phương pháp dẫn tới nội dung các nguyên tắc của sự công bằng.
 
[[John Rawls]] lập luận rằng [[con người]] có một “ý thức về công lý”. Ý thức này là một nguồn gốc cho động cơ và cách đánh giá [[đạo đức]]. Theo Rawls, chúng ta bắt đầu với “những đánh giá được cân nhắc” bắt nguồn từ ý thức về công lý. Đó có thể là những đánh giá về các nguyên tắc đạo đức chung/tổng quát (ở bất kỳ cấp độ nào của tính tổng quát) hoặc những trường hợp đạo đức cụ thể. Nếu đánh giá của chúng ta còn có điểm mâu thuẫn, chúng ta sẽ điều chỉnh niềm tin của mình cho đến khi chúng đạt được “sự cân bằng”, tức là những niềm tin đó đạt được độ bền vững, không xung đột với nhau, và đưa ra được những hướng dẫn có tính khả thi và nhất quán cho hành vi. Rawls lập luận là một tập hợp các niềm tin đạo đức trong trạng thái cân bằng đa chiều lý tưởng miêu tả và là đại diện cho những nguyên tắc cơ bản của ý thức về công lý của con người.
 
Ví dụ cụ thể về phương pháp cân bằng đa chiều sẽ giúp bạn đọc dễ hiểu hơn. Giả sử Zachary tin vào nguyên tắc chung/tổng quát là luôn làm theo những điều răn trong [[Kinh thánh]]. Giả sử, đồng thời, Zachary cũng nghĩ rằng ném đá một ai đó đến chết chỉ vì người đó hành nghề mê tín dị đoan là một hành vi vô đạo đức. Hai quan điểm trên có thể xung đột với nhau. Trong trường hợp này, Zachary sẽ có một số hướng lựa chọn: bỏ qua nguyên tắc chung/tổng quát để tìm một nguyên tắc khác phù hợp hơn (ví dụ, thay vì luôn tuân theo các điều răn trong Kinh thánh, giờ sẽ chỉ tuân theo [[10 Điều răn]]), thay đổi nguyên tắc chung (ví dụ, chọn một bản dịch Kinh thánh khác, hoặc quyết định hiểu các lời răn theo nghĩa khác), hoặc thay đổi quan điểm về vấn đề trên sao cho phù hợp với niềm tin của mình (bằng cách nghĩ rằng phù thuỷthủy đáng bị xử tử). Dù với quyết định nào, Zachary cũng tiến gần đến trạng thái cân bằng đa chiều.
 
[[Thể loại:Thuật ngữ triết học]]