Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Đại Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 63:
=== Nhận chức Nguyên soái ===
 
Khi lực lượng đã phát triển trở lại, [[Đường Túc Tông]] có ý muốn chọn một người con trai thay mặt mình là Thiên hạ binh mã nguyên soái để chỉ huy lực lượng quân triều đình chống lại phản tặc. Thấy rằng người con trai thứ ba của mình là Kiến Ninh vương [[Lý Đàm]] (tức em trai Lý Thục) có tài năng, Túc Tông muốn phong cho chức này. Ẩn sĩ Lý Bí, vốn là bạn thân của Túc Tông, lên tiếng can ngăn vì Kiếnthời Ninhthế vươngloạn khônglạc phảilòng conngười trưởng,chỉ nếuhướng lập làmvề Nguyên soái, sẽtrong khiếnkhi thiênngôi hạThái khótử lòngcần ủngphải hộ,dành saucho nàyngười con trưởng. Nhưng nếu Lý Đàm lập được đại công thì Túc Tông không muốn phong Kiến Ninh vương làm thái tử cũng không được; và sau đó khuyên vua nên phong chức Nguyên soái cho hoàng tử trưởng, tức Lý Thục. Túc Tông nghe theo đề xuất này, quyết định phong cho Lý Thục là Thiên hạ binh mã nguyên soái, nắm quyền chỉ huy cao nhất trong quân<ref name="Tư trị thông giám, quyển 218"/>.
 
Đầu năm [[757]], một cuộc tranh chấp nổ ra trong nội bộ triều đình lưu vong khi [[Trương hoàng hậu (Đường Túc Tông)|Trương hoàng hậu]] liên kết với Nội giám [[Lý Phụ Quốc]], kết bè đảng trong triều. Kiến Ninh vương Lý Đàm nhiều lần tấu với Túc Tông xin trừ đi. Trương Hoàng hậu tức giận, cùng Lý Phụ Quốc dâng sớ đàn hặc, vu cáo [[Lý Đàm]] muốn giết Lý Thục để tranh ngôi thái tử. Đầu năm 757, [[Đường Túc Tông|Túc Tông]] hạ lệnh ép Lý Đàm phải uống rượu độc tự sát<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 116, liệt truyện 56</ref>. Sau khi diệt được Lý Đàm, Trương hoàng hậu lại tiếp tục tìm cách đối phó với Lý Thục và [[Lý Bí]]. Lý Thục có ý lo sợ, định mời sát thủ ám sát Trương hoàng hậu và [[Lý Phụ Quốc]], nhưng cuối cùng nghe theo lời khuyên can của Lý Bí nên không ra tay.