Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Những kẻ rỗng tuếch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 6:
''"Những kẻ rỗng tuếch"'' là cách Eliot gọi những trí thức [[châu Âu]] thời đó. Vì đánh mất lòng tin nên trong tâm hồn họ có một khoảng trống được lấp bằng những chính kiến rất ngẫu nhiên. Bởi thế, những người này vừa rỗng tuếch (hollow), vừa là hình nộm (stuffed) được kết bằng rơm rác…
 
*Đề từ thứ nhất của trường ca là câu trích từ tiểu thuyết ''ConGiữa timlòng bóngtăm tối'' (The Heart of Darkness, 1902) của [[Joseph Conrad]] (1857-1924) nói về sự đánh mất lòng tin. "''Mistah Kurtz – he dead"'' là lời cô người hầu da đen nói [[tiếng Anh]] còn chưa sõi, thông báo về cái chết của ngài Kurtz da trắng, người mà một bộ tộc da đen ở Công-gô coi như một vị thánh. Nhưng nếu như ngài đã chết thì có nghĩa là ngài không phải thánh thần.
*Đề từ thứ hai xuất phát từ một tục lệ truyền thống – hàng năm cứ vào mồng 5 tháng 11 người ta đốt hình nộm [[Guy Fawkes]], kẻ cầm đầu vụ mưu dùng thuốc nổ phá toà nhà [[Quốc hội]] [[Anh]] năm [[1605]]. Tối mồng 4 sang ngày mồng 5 trẻ con mang hình nộm Guy Fawkes đến từng nhà ''"xin một hào cho Guy già"'', sau đó đem đốt hình nộm và tổ chức đốt pháo hoa.
*Điểm khó hiểu thứ nhất của trường ca này là khái niệm ''"vương quốc cái chết"'' (death’s kingdom). Khái niệm này Eliot sử dụng trong trường ca theo 5 dạng. Vì rằng sự đánh mất lòng tin nghĩa là không còn tin vào sự bất tử nên "những kẻ rỗng tuếch" đang sống trong "vương quốc cái chết". Nhưng trong vương quốc cái chết này người ta vẫn mơ ước, vẫn thấy những giấc mơ nên mới có "vương quốc mơ màng cái chết" (death’s dream kingdom). Những kẻ rỗng tuếch này, đa số là sống trong vương quốc ảo nhưng trong số họ vẫn có những người sẵn sàng từ bỏ nó để đi về vương quốc khác (giống như tĩnh ngục) để tẩy rửa và chuộc lỗi lầm. Những người này đang ở trong "vương quốc cái chết hoàng hôn" (death’s twilight kingdom). Như vậy, đã có 3 dạng của vương quốc cái chết. Ngoài vương quốc cái chết ở trần gian còn có một vương quốc cái chết ở bên kia thế giới nữa, nên có thêm một khái niệm: "vương quốc cái chết khác" (death’s other kingdom). Và cuối cùng, để phân biệt "vương quốc cái chết khác" này với một vương quốc cũng ở bên kia thế giới dành cho những kẻ ngoan đạo (giống như thiên đường), Eliot viết hoa chữ "Kingdom" – "death’s other Kingdom". Đấy là 5 cách gọi một khái niệm ''"vương quốc cái chết"'' của Eliot.