Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng quý phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
Hoàng quý phi của Minh triều không có ghi chép cụ thể về vai trò, cũng như ghi nhận không phải chỉ duy nhất một Hoàng quý phi cùng tồn tại, như [[Đoan Hòa Cung Thuận Ôn Hi Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Vương thị và [[Trang Thuận An Vinh Trinh Tĩnh Hoàng quý phi|Hoàng quý phi]] Thẩm thị đồng thời được tấn phong của [[Minh Thế Tông]] Chu Hậu Thông<ref>《明世宗实录》嘉靖十九年正月:“进封皇贵妃王氏,沈氏。”</ref>. Thời Thuận Trị, [[Thanh Thế Tổ]] tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách lập sủng phi [[Đổng Ngạc phi]] làm Hoàng quý phi, là Hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ, được [[Thanh Thánh Tổ]] sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị [[Quý phi]], 4 vị [[Phi (hậu cung)|Phi]], 6 vị [[Tần (hậu cung)|Tần]], dưới nữa là [[Quý nhân]], [[Thường tại]] và [[Đáp ứng]] là các tiểu thiếp không hạn định số người.
 
Do chỉ ngay dưới danh hiệu Hoàng hậu, Hoàng quý phi trong văn hóa dân gian được gọi nôm na là ['''Thứ hậu'''; 次后], thế nhưng thực tế mà nói thì Hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, không thể nói rằng Hoàng quý phi ngang bằng với Hoàng hậu. Theo quy định trong [[Quốc triều cung sử]], Hoàng quý phi đến Tần vị thứ cao, giúp Hoàng hậu [Tá nội trị; 佐内治]<ref>《国朝宫史, 卷八》: 皇后居中宫主内治皇贵妃一位贵妃二位妃四位嫔六位分居东西十二宫佐内治</ref>, có nghĩa là có thể đứng ra làm một số việc [''"phụ giúp"''] Hoàng hậu, nhưng không thể xem là [Chủ nội trị] được. Nói cách khác, Hoàng quý phi chỉ hơn các hậu cung từ tước Tần trở lên ở chỗ có đãi ngộ cao nhất. Còn những bậc Quý nhân trở xuống địa vị cực nhỏ, chỉ có thể [Cần tu nội chức; 勤修内职], tuân thủ nghiêm ngặt cung quy mà không có quyền tá lý nội trị như tước Tần trở lên<ref>《国朝宫史, 卷八》: 钦定册封贵人常在答应俱无定位随居十二宫勤修内职</ref>. Khoảng cách giữa các phi tần thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và cung phân, đây là bởi vì mọi phi tần (kể cả Hoàng quý phi) chỉ có thể xử phạt [[cung nữ]] và [[thái giám]] của riêng mình, còn lại chỉ có thể [''"Hạch tội"''] các phi tần, cung nữ hay thái giám ở nơi khác, còn lạiphải do Hoàng hậu và Hoàng đế định đoạt.
 
Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng. Quý phi đến Hoàng quý phi là ['''Nghi trượng'''; 儀仗], hai bậc Tần cùng Phi có thể sử dụng một loại tùy tùng gọi là ['''Thải trượng'''; 采仗]. Riêng bậc Hoàng hậu cùng Hoàng thái hậu, hay Thái hoàng thái hậu thì đoàn tháp tùng được gọi là ['''Nghi giá'''; 儀駕]. Còn từ Quý nhân trở xuống đều không được phép sử dụng.