Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Hải Phòng (1946–1947)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Sao chép nội dung nhiều
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung)
Dòng 43:
Ngày 30/10/1946 Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ra mệnh lệnh số 938- PC cùng với toàn bộ kế hoạch chi tiết triển khai đánh chiếm Hải Phòng. Điều này buộc quân và dân Hải Phòng nổi đậy<ref>http://www.thuvienhaiphong.org.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=tvkhthhp&MenuID=7199&ContentID=21289</ref>
 
===Toàn quốc kháng chiến== =
9 giờ sáng ngày 20/11/1946, quân Pháp gây ra xung đột trên bến Tam Kỳ, xả súng bắn vào chiến sĩ và dân thường. Sau đó, chúng liên tục thực hiện các vụ nổ súng tấn công vào các vị trí trọng yếu trong thành phố bất chấp những thỏa thuận ngừng bắn tạm thời đã ký kết trước đó. Trắng trợn hơn, chúng gửi tối hậu thư đến Ủy ban bảo vệ thành phố, đòi giải tán các lực lượng vũ trang của ta ra khỏi khu vực nội thành. Va-luy, Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương từ Sài Gòn yêu cầu Chỉ huy quân Pháp tại Hải Phòng Đép-bơ: “Phải lợi dụng vụ rắc rối ngày 20 để củng cố thêm vị trí Hải Phòng của chúng ta” (2).
 
 
Báo Cứu quốc đưa tin quân Pháp gây xung đột ở Hải Phòng ngày 20/11/1946 - Ảnh Thư viện quốc gia Việt Nam.
Sự kiềm chế của quân và dân Hải Phòng đã đến ranh giới tận cùng. Ngay khi các xung đội xảy ra, Ủy ban bảo vệ thành phố đã phát lệnh “chuẩn bị tác chiến”. Ngay lập tức, các hàng rào, chiến lũy được xây dựng tại các ngã tư quan trọng trong thành phố ngăn chặn các hướng tấn công của địch.
 
Ngày 21/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Moóclie, Chỉ huy quân sự miền Bắc Đông Dương. Trong thư, Người đề nghị hai bên cần thương lượng đề có giải pháp và trở về “Tình trạng trước ngày 20/11 nhằm ổn định tình hình ở Hải Phòng” (3).
 
Phớt lờ đề nghị thương lượng, sáng 23/11/1946, quân Pháp tiến công khắp nơi trong thành phố. Máy bay địch oanh tạc liên tiếp, pháo hạm từ ngoài biển bắn dữ dội vào các vị trí của ta trong nội thành và khu vực lân cận, nhất là khu vực Nhà hát thành phố, nhà ga, bưu điện, nhà đốc lý,… hòng hủy diệt thành phố. Bất chấp sự tiến công ồ ạt của kẻ thù, quân và dân thành phố vẫn kiên cường bám trụ. Dựa vào từng ổ đề kháng, tường nhà, góc phố, các chiến sĩ chiến đấu anh dũng, hiệp đồng đánh cả mặt trước, sau lưng, bên sườn quân địch, không cho chúng tiến công, giữ vững trận địa.
 
 
Một góc phố tại Hải Phòng bị pháo hạm của Pháp bắn phá - Ảnh Internet.
Trước tình hình đang diễn biến nghiêm trọng, trưa ngày 23/11/1946, Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng, Người kêu gọi “toàn thể đồng bào phải trấn tĩnh, các bộ đội và tự vệ phải sẵn sàng bảo vệ chính quyền của Tổ quốc, bảo vệ tính mệnh, tài sản của ngoại kiều” (4).
 
Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quyết bảo vệ vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc. Quân ta tổ chức nhiều cuộc phản kích ở khu vực nhà ga, Ngã Sáu, Phố Khách, phố Ba Ti, Nhà hát Lớn, Nhà máy đèn, Nhà máy nước; tiến công sân bay Cát Bi, đánh địch ở khu vực Trại bảo an binh, Trại Cau... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 160 địch, thu hơn 20 súng các loại.
 
Ngày 26/11/1946, địch huy động lực lượng lớn tiến công, đánh phá các khu phố Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Cầu Đất nhằm đánh vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 41. Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn dựa vào công sự đẩy lui được nhiều đợt tiến công, buộc chúng phải co cụm.
 
 
Tin quân Pháp tấn công Hải Phòng ngày 26/11/1946 đăng trên báo Cứu quốc - Ảnh Thư viện quốc gia Việt Nam.
Chiến sự ngày càng ác liệt và lan rộng, để đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ huy các mặt công tác, Thành ủy Hải Phòng cử đại biểu sang Tỉnh ủy Kiến An (5) bàn kế hoạch phối hợp chiến đấu, thành lập Liên Tỉnh ủy Hải – Kiến. Xuất phát từ tương quan lực lượng chênh lệch giữa ta và địch, để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, quân và dân thành phố Hải Phòng rút đại bộ phận ra ngoài ngoại ô xây dựng phòng tuyến bao vây, giam chân địch trong thành phố, đồng thời cho nhân dân triệt để tản cư, thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định: “Dân tộc ta có thể trường kỳ kháng chiến, nhưng thực dân Pháp không thể trường kỳ xâm lược”. Bảy ngày đêm chiến đấu (từ ngày 20 đến ngày 26/11/1946) chống lại hàng nghìn quân tinh nhuệ của Pháp, được trang bị vũ khí hiện đại, có sự hỗ trợ của hải quân và không quân là một thử thách lớn trong những ngày đầu trước khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân thành phố Hải Phòng đã kiên cường bám trụ, chiến đấu anh dũng, khiến kẻ địch bị bất ngờ vì phải đương đầu với sức mạnh của toàn dân, một sức mạnh “cả thành phố một lòng, quân dân cùng chiến đấu”. Bảy ngày đêm giữ vững Hải Phòng tuy không dài nhưng để lại nhiều bài học lớn về tác chiến trong thành phố của quân và dân ta. Cuộc chiến đấu “có tác dụng của một cuộc tổng diễn tập thực sự chuẩn bị cho trận đánh nhiều ngày ở Thủ đô Hà Nội xảy ra sau đó một tháng” như lời đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này./.
 
==Nhận định==