Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phùng Tiểu Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
== Tiểu sử ==
Phùng Tiểu Thanh, tên Văn Cơ, người Quảng Lăng, tỉnh [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]], nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi họa, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Nàng mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, được một bà sư nuôi và cho ăn học. Năm 16lên tuổi10, nàngđang lấychơi lẽ một người họ Phùng. Năm 16 tuổingõ, nàngchợt được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhàgià giatừ thế.thành VợPhù cảDung tínhtới hayChâu ghenDương lạiđi cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Côn Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồingang qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanhđấy, đờinhìn Vạnthấy Lịch nhà Minh, nay còn mộ ở Cô Sơn. Tương truyền trong thời gian buồnTiểu bựcThanh, nàngbất lặnggiác lẽkinh viếtngạc ranói nhữngvới bài thơ buồn rầu trước cảnh đẹp như tranh của núi Cô Sơn và Tây hồ, nàng viết rất nhiều bài thơ hay, song lại bị vợ cảngười nhà chồnghọ ghen ghét nên đã đốt hết thơ của nàng, còn lại những mảnh giấy nhỏ bám bụi may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là ''Phần dư tập''. Những lời vĩnh biệt của nàng gửi cho phu quânPhùng:
 
– Con cái nhà ai thế này! Sắc sảo xinh đẹp thì khỏi phải nói. Tiếc một điều bạc mệnh quá. Nếu gia đình bằng lòng cho đi với tôi, có thể sống được ngoài ba chục tuổi.
Bức thư gửi phu ''qu''ân viết rằng:
 
Người nhà bực mình nói:
 
– Nếu chỉ cần sống đến ba chục tuổi thì ai chẳng làm được, cần gì một vị sư già như bà?
 
Bà sư ôn tồn nói:
 
– Mọi người không tin tôi thì tùy, những xin đừng cho cháu học chữ nghĩa.
 
Người nhà cười bảo:
 
– Ở đời bao nhiêu người đọc sách viết thơ, chả nhẽ họ cũng đoản mệnh cả sao?
 
Vị sư già biết không khuyên được bèn đi ngay.
 
Lúc ấy, ở Quảng Lăng, phụ nữ đều ham biết chữ thạo nghề. Mẹ Tiểu Thanh vốn là nữ nghệ nhân có nhiều người theo học. Tiểu Thanh thường theo mẹ đi tới các gia đình. Vẻ xinh đẹp, tài ứng đối của nàng làm cho nhiều người khâm phục. Năm 16 tuổi lấy Phùng Sinh. Phùng Sinh là công tử giàu sang ham mê người đẹp, nhưng vợ cả lại rất ghen. Đồng ý cho chàn được lấy thiếp, nhưng không được ở gần. một tháng chỉ được gặp nhau hai lần. Khi Phùng đến Quảng Lăng, nghe tiếng Tiểu Thanh, trong lòng mê mẩn ngay, nhờ người hỏi giúp. Mẹ nàng ham vàng bạc nhiều, nên nhận lời gả. Tiểu Thanh biết chuyện, nước mắt giàn giụa nói với mẹ:
 
– Lấy chồng xa xôi ngàn dặm thế này, thì mẹ con ta lúc sống cũng không mong gặp nhau. Quả là bạc mệnh thật.
 
Phùng Sinh theo lời vợ cả, vội vàng đưa Tiểu Thanh về nhà. Vợ cả thấy nàng quá xinh đẹp, nên càng ghen tức. Tiểu Thanh cố ý phục tùng ngoan ngoãn, thì vợ cả lại càng cho là nàng có âm mưu xấu xa. Thế là cấm chỉ không cho chồng được nói chuyện riêng với Tiểu Thanh. Đồ son phấn của nàng bị vứt bỏ hết, sách vở của nàng cũng bị đem đốt.
 
Họ Phùng không biết làm thế nào, đến nhờ cầu cứu người bà con là Dương phu nhân, nhờ đến khuyên giải hộ. Dương phu nhân tới nơi, biết là bậc hiền nữ, song không tài nào làm vơi bớt nỗi ghen tuông của vợ cả. Dương phu nhân bèn rủ người vợ cả đi xem hội. Người vợ cả bắt Tiểu Thanh đi theo. Khi lễ pho tượng Đại sĩ, vợ cả hỏi Tiểu Thanh:
 
– Tại sao trong chùa nhiều tượng phật, mà người ta lại lễ pho tượng này nhiều hơn?
 
Tiểu Thanh thưa:
 
– Vì đức phật ấy trông rất nhân từ hiền lành.
 
Vợ cả cho Tiểu Thanh là có ý nói châm chọc mình, bèn cười nhạt rồi bảo:
 
– Thôi được, thế ta cũng sẽ từ bi với mi, mi có bằng lòng không?
 
Dương phu nhân thừa dịp này nói với vợ cả:
 
– Nhà chị cũng có một ngôi chùa trên đảo Mai, sao không cho Tiểu Thanh ra đó ở, để đỡ cảnh chướng tai gai mắt hàng ngày?
 
Người vợ cả thuận ý làm theo.
 
Khi về tới nhà trông thấy Phùng Sinh, Tiểu Thanh toan lánh mặt. Mụ cả sẵng giọng:
 
– Đây là nhà của ta, mi không lánh đi được chỗ nào. Ta có một nơi rất hợp với mi là đảo Mai, cảnh vật tĩnh mịch, rất hợp với tính tìnhcảu mi. Ta sẽ cho mi ra đó, ví như công tử có thỉnh thoang ra đó thì cũng không làm vướng mắt ta. Nhưng có ba điều mi phải làm theo. một là không có lệnh của ta thì công tử có đến cũng không được gặp mặt. hai là không có lệnh của ta mà công tử có thư từ đến cũng không được nhận. Ba là muốn gửi thư từ gì cho công tử phải để ta xem trước. Không giữ đúng thế thì đừng có trách ta.
 
Tiểu Thanh vâng dạ, nhận hết. Có lần Dương phu nhân khuyên nàng bỏ đi, và bà sẽ tìm cách giúp đỡ. Tiểu Thanh cảm ơn và từ chối. Rồi nàng kể chuyện vị lão sư xem bói khi còn nhỏ cho Dương phu nhân nghe. Nàng nói:
 
– Số mệnh đã định sẵn rồi.
 
Dương phu nhân đành chịu, chỉ dặn nàng có cần gì cứ gọi bà, và bà cho Tiểu Thanh mượn sách để tiêu sầu. Lần đó hai người giàn giụa nước mắt chia tay nhau.
 
Ở Dư Mai (đảo Mai) có lần đọc chuyện “Mẫu đơn đình” do bà Dương cho mượn, Tiểu Thanh viết bốn câu thơ như sau:
 
Lãnh ngữ u song bất khả thính
 
Khiêu lăng nhần khán Mẫu đơn đình
 
Nhân gian diệc hữu thương vu ngã
 
Bất độc thương tâm thị Tiểu Thanh.
 
Tạm dịch:
 
''Lời lạnh song sâu chẳng được rành''
 
''Khêu đèn buồn đọc mẫu đơn đình''
 
''Cõi đời cũng có người oan trái''
 
''Chả cứ đau lòng một Tiểu Thanh.''
 
Từ đó, mỗi khi u uất, nàng lại giải sầu bằng thơ văn. Có lần nàng viết một bài từ có tên là “tiên trên trời” như sau:
 
''Văn Cơ viễn giá Chiêu Quân tái''
 
''Tiểu Thanh tục phong lưu thái''
 
''Dã khuy nhất trận hắc cường phong''
 
''Hỏa luân hạ''
 
''Trừu thân khoái''
 
''Đơn đơn lánh lánh thanh lương giới''
 
''Nguyên bất thị uyên nhất phái''
 
''Hữu toán tố tương tư nhất khai''
 
''Tự tư tự giải thương lường''
 
''Tâm khả tại''
 
''Hồn khả tại''
 
''Trước sam hạn nẫm quần song đới''
 
Tạm dịch:
 
''Văn Cơ lấy chồng xa''
 
''Chiêu Quân ra cửa ải''
 
''Món nợ phong lưu Tiểu Thanh giờ mắc lại''
 
''một lần giông bão trời tối tăm''
 
''Vòng xe lửa hồng''
 
''Cố thoát ra nổi''
 
''Ngày đêm quạnh hiu cùng trơ trọi''
 
''Vốn không uyên ương duyên mất mối''
 
''Thôi đừng tương tư cho khổ nỗi''
 
''Tự suy, tự nghĩ, tự lo toan''
 
''Tâm còn mãi?''
 
''Hồn còn mãi?''
 
''Khoác vạt áo dài thắt chặt dải''
 
Mỗi khi viết thư từ, nàng thường gửi cho Dương phu nhân, nhưng sau này Dương phu nhân cũng theo chồng đến làm quan ở nơi xa xôi, từ đó hai người không còn trao đổi văn chương nữa.
 
Nàng có tự vẽ một bức tranh, và vẽ vào quạt. Nhưng cất rất kín, không cho ai xem. Cứ chiều tối mờ, ra bờ hồ ngồi, lẩm nhẩm một mình…và lại viết một bài thơ.
 
Có một bài thơ như sau:
 
''Tân trang cảnh dữ họa đồ tranh''
 
''Tự tại Chiêu Dương đệ kỷ danh''
 
''Sấu ảnh tự lân xuân thủy chiếu''
 
''Kham tu lân ngã ngã lân khanh''
 
Tạm dịch:
 
''Vẻ xinh xinh đẹp khó chia rành''
 
''Hẳn chốn Chiêu Dương chỗ đã đành''
 
''Soi nước xuân thương gầy vóc dáng''
 
''Thương nhau đây đấy vẫn ta mình''
 
Từ đấy uất ức thành bệnh, như vậy hơn một năm, càng ốm nặng hơn. Người vợ cả nghe tin mừng rỡ, cho mời thầy lang đến xem mạch, cho con hầu mang thuốc tới. Tiểu Thanh cảm ơn, rồi hắt thuốc đi, cười nói một mình:
 
– Ta vốn không thiết sống, cũng nên đem tấm thân trong trắng về cõi phật…Cần gì đến thuốc thang của nhà ngươi?
 
Khi biết bệnh tình khó qua, nàng viết cho Dương phu nhân một bức thư.
 
Viết xong thì bệnh càng nặng, không cơm cháo gì, mỗi ngày chỉ uống một chén nước lê. Nhưng đầu tóc, quần áo không hề bù rối, nhếch nhác.
 
Một hôm nàng nói với bà già giúp việc nhờ nói với chồng tìm một người thợ vẽ giỏi, nhờ vẽ cho một bức chân dung. Vì không nhân dịp này lưu lại chút hình dung, thì không còn lúc nào nữa.
 
Họa sĩ tới, vẽ xong, nàng ngắm một lúc rồi nói:
 
– Chỉ mới đúng hình ngoài, nhưng chưa tả được cái “thần”, nhờ thầy vẽ giùm bức thứ hai.
 
Họa sĩ lại vẽ bức khác. Tiểu Thanh xem xong lại nói:
 
– “Thần” đã có, song chưa sống động. Điều đó chắc do tôi hẳn còn chưa tự nhiên.
 
Nói rồi nàng cùng bà già sắp xếp dọn dẹp và sửa soạn quần áo,cười nói thoải mái. Họa sĩ vẽ xong, Tiểu Thanh nhìn rồi vui cười nói:
 
– Bây giờ thì đạt rồi! Cám ơn thầy.
 
Họa sĩ đi rồi, nàng nâng bức tranh đó lên đầu giường, rồi rót rượu thắp hương, tự khấn vái:
 
– Tiểu Thanh! Tiểu Thanh! Duyên phận nhà ngươi cũng thế sao?
 
Nói xong khóc ngất. Bà bõ lay mãi mới tỉnh. Nàng bèn lấy một phong thư nhờ bà bõ chuyển cho Dương phu nhân, sau đó chỉ bức tranh và dặn: “Bức tranh mày nhờ bà cố giữ gìn cho thật tốt. Cháu có ít đồ nữ trang, xin tặng lại cho các chị nhà bà”.
 
Khi mất, Tiểu Thanh mới 18 tuổi. Công tử họ Phùng được tin, lảo đảo đi tới, nhìn thấy bức tranh trông giống như người còn sống, chỉ không nói cười mà thôi. Họ Phùng gào lên thổ hơn đấu huyết… Lục cuốn thơ văn, đọc ra một bài gửi Dương phu nhân như sau:
 
''Bách kết hồi trường tả lệ ngân''
 
''Trùng lai duy hữu cựu chu môn''
 
''Tịch dương nhất phiến đào hoa ảnh''
 
''Tri thị đình đình Thiển nữ hồn''
 
Xem xong công tử họ Phùng gào to:
 
– Ta phụ nàng rồi! Ta phụ nàng rồi!
 
Người vợ cả biết chuyện, tức uất sai tìm bức tranh (thứ nhất) đốt ngay, lại bắt chồng đưa cuốn thi tập của Tiểu Thanh để đem hủy đi, may mắn còn bức tranh thứ hai và một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là ''Phần dư tập''. Những lời vĩnh biệt của nàng gửi cho phu quân:
 
Bức thư gửi phu quân viết rằng:
 
''"Huyền Huyền cúi đầu xin dốc cả bầu tâm huyết gửi tới phu quân.''
Hàng 25 ⟶ 217:
''Cuối thư xin dâng phu quân một bài tứ tuyệt. Đây là tiếng kêu lâm ly của con chim bé nhỏ. Tập thơ và bức chân dung của thiếp, thiếp nhờ má Trần cất hộ, khi có dịp gửi cho phu quân. Song tấm thân đã không thể bảo toàn thì làm gì những thứ vặt vãnh ấy.''
 
''Nếu có bao giờ phu quân đi thuyền ven đê, lên Cô Sơn thưởng mai hãy mở tung cửa lầu phía tây, hãy ngồi lên chiếc giường phủ bóng cây xanh của thiếp, phu quân sẽ mường tượng thấy hình bóng của thiếp, nghe tiếng nói của thiếp y như lúc bình sinh, sẽ thấy bức màn trống trải bay dập dờn lặng lẽ. Đây là thực chăng? Hư chăng? Hồn thiếp còn lởn vởn đâu đây chăng? Phu quân ơi. Âm dương ngăn cách, từ nay vĩnh biệt. Cổ tay trắng nuốtmuốt, dung nhan như ngọc thế mà nay sắp hóa thành cát bụi. Nghĩ đến đó khóc than sao cho xiết."''
 
== Phần dư tập ==
Hàng 97 ⟶ 289:
[[Thể loại:Sinh 1594]]
[[Thể loại:Mất năm 1612]]
[[Thể loại:Mỹ nhân Trung Hoa]]