Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Kinh Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 111:
Trong những năm đầu nhiệm kỳ, Tưởng duy trì hầu hết những chính sách độc tài của cha mình, tiếp tục cai trị Đài Loan bằng quân đội và luật lệ nghiêm khắc kể từ khi phe Quốc dân rút về đây.
 
Trong một bước đi làm thay đổi những chính sách công nghiệp và kinh tế độc đoán của Tưởng cha, Kinh Quốc tiến hành "14 dự án xây dựng lớn", "10 dự án xây dựng lớn" và "12 dự án phát triển mới", góp phần tạo nên "Phép màu Đài Loan." Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, giúp Đài Loan tăng trưởng 13%/năm, có thu nhập đầu người $4,600, với dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai thế giới. Những chính sách kinh tế của Tưởng Kinh Quốc cũng tương tự với những kế hoạch kinh tế của Stalin ở chỗ nhà nước tăng cường tiết kiệm để tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng và những ngành công nghiệp quan trọng. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc khuyến khích và hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển nhất là trong các ngành công nghiệp. Có thể ông đã học Stalin vì ông từng có thời gian dài sống ở Liên Xô.
 
Tuy nhiên, tháng 12 năm 1978, [[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Jimmy Carter]] tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ ngưng thừa nhận Trung Hoa Dân Quốc là chính phủ hợp hiến của Trung Quốc. Theo [[Đại luật quan hệ Đài Loan]], Mỹ vẫn tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng đạo luật này lại cố tình nói mơ hồ về khả năng Mỹ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. Hoa Kỳ cũng chấm dứt mọi liên lạc với chính phủ Tưởng và rút hết quân khỏi hòn đảo.