Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Nam Kỳ có nền báo chí hình thành sớm nhất tại Việt Nam và phát triển tương đối tự do vì người Pháp áp dụng quy chế thuộc địa chứ không phải quy chế bảo hộ như tại Bắc và Trung Kỳ. Hơn nữa Nam Kỳ còn có một tầng lớp trí thức Tây học, nhiều người trong số này từng du học tại Pháp hoặc có quốc tịch Pháp. Chữ quốc ngữ khá thông dụng ở Nam Kỳ, có những phụ nữ và trẻ em cũng biết đọc<ref name="phamquynh"/>. Dân Nam Kỳ ham đọc sách và có tiền mua sách trong khi đó [[Phạm Quỳnh]] nhận xét "''dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, trăm người chưa được một người đọc thông chữ quốc ngữ, mười người đọc thông chữ quốc ngữ chưa được một người thích xem văn quốc ngữ, lại thêm dân nghèo, bỏ ra mấy đồng bạc mua báo một năm đã lấy làm một món tiền nặng; đến những bậc sĩ phu thì phần nhiều những quẩn quanh trong vòng danh lợi mà sao nhãng những việc văn chương; nghề làm báo làm sách thật không được đủ điều tiện lợi như Nam Kỳ''"<ref name="phamquynh">Một tháng ở Nam Kỳ, Phạm Quỳnh, trang 50-51, Nxb Hội nhà văn, 2018</ref>.
 
Chính vì thế mức độ Âu hoá về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, luật pháp, tập quán, lối sống... ở Nam Kỳ khá cao. Ngoài ra còn phải kể đến những khác biệt do điều kiện địa lý, đặc điểm dân cư, cấu trúc xã hội và lịch sử chia cắt nhiều thế kỷ với miền Bắc (Trịnh-Nguyễn phân tranh) tạo ra. Tác giả Nguyễn Văn Trung nhận xét "''Ở miền Bắc, vùng đất cũ, làng xã khá chặt chẽ, con người đã gắn chặt với nền văn minh đó nên rất khó thay đổi được nền văn minh này bằng nền văn minh Pháp. Không thay đổi được thì phải tôn trọng nó và lợi dụng sự tôn trọng đó về mặt chánh trị. Đó là ý nghĩa của chánh sách bảo hộ. Trái lại, miền Nam là vùng đất mới, những người lưu dân đến cư ngụ không còn giữ được những truyền thống xưa cũ một cách chặt chẽ, họ lại là người tứ chiếng (Việt trà trộn với Miên-Tàu), do đó có thể tác động vào những cấu trúc văn hóa lỏng lẻo nầy để thay thế chúng bằng văn hóa Pháp. Đó là cơ sở của chánh sách đồng hóa và thuộc địa được áp dụng ở Nam Kỳ''"<ref>Hồ sơ về lục châu học, Nguyễn Văn Trung, Nxb Trẻ, 2015</ref>. Tất cả tạo nên một tâm lý phổ biến trong dân cư Nam Kỳ coi các vùng miền khác là những xứ sở xa lạ. Tâm lý này có thể được một số chính trị gia khai thác vì mục đích chính trị.
 
Trước năm 1945, ở Nam Kỳ đã có những cá nhân và tổ chức vận động, tuyên truyền đòi người Pháp mở rộng quyền tự trị cho người Việt như [[Đảng Lập hiến Đông Dương]]<ref>ĐẢNG LẬP HIẾN ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG Ở NAM KỲ (1923 - 1939), Mai Thị Mỹ Vị, TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015</ref>. Các cuộc vận động này do tầng lớp trung lưu và thượng lưu chủ xướng. Sau năm 1945, ý tưởng chính trị này vẫn còn tồn tại<ref>R. B. Smith, Bùi Quang Chiêu and the Constitutionalist Party in French Cochinchina, 1917-30, Modern Asian Studies, Cambridge University, London, III, 2 (1969), pages 131-150</ref>.