Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
*''Tính chất phù hợp'': chiến thuật cụ thể phản ánh loại hình hoạt động của nó: [[quân sự]], [[kinh doanh]], [[thể thao]],...không có chiến thuật chung nhất, mỗi chiến thuật phù hợp với một loại hình hoạt động mục tiêu khác nhau. Vì vậy, tính sáng tạo của nó được sản sinh trong loại hình đó, và hiệu quả cũng giới hạn trong đó. Để có chiến thuật tốt nhất, nó phải phù hợp loại hình hoạt động cụ thể.
*''Thay đổi linh hoạt'': khi một chiến thuật thực thi kém hoặc không hiệu quả, có thể loại bỏ và thay thế bởi một chiến thuật khác. Đối với cấp [[chiến lược]] điều này là khó thực thi hơn.
*''Khả năng điều chỉnh'': chiến thuật sáng tạo và điều chỉnh liên tục khi sử dụng, nếu chiến thuật không hiệu quả phải điều chỉnh để thích nghi, không cần loại bỏ hay thay thế chiến thuật.
*''Tính bản sắc'': chiến thuật có tính độc đáo của nó, môi trường [[văn hóa]]-[[xã hội]] hay các điều kiện tự nhiên sản sinh ra chiến thuật.
*''Chi phối'': chiến thuật bị chi phối bởi chiến lược, chiến lược xác định phương cách tổng thể lớn nhất cho hành động thì dưới mức độ nhỏ hơn sẽ xác định các chiến thuật để đạt các mục tiêu từng bước.
*''Đột phá'': sự thay đổi của các điều kiện tiến bộ công nghệ, tác động đến sự thay đổi chiến thuật và xuất hiện chiến thuật mới. ví dụ, sự xuất hiện của [[pháosúng thần công]] làm thay đổi chiến thuật kỵ binh, loại bỏ dần [[kỵ binh nặng]] tập trung vào [[kỵ binh nhẹ]] và nhấn mạnh năng lực [[tác chiến cơ động]]; sự xuất hiện của [[máy bay]], sử dụng chúng cho quân sự và sự hình thành [[không quân]] dần làm phát sinh các chiến thuật quân sự mới.
*''Phối hợp'': do yêu cầu cụ thể nào đó của hoạt động, có thể phối hợp cùng lúc hoặc thực thi theo trình tự nhiều chiến thuật khác nhau. Một ví dụ điển hình là các [[Trận Bạch Đằng|trận chiến trên sông Bạch Đằng]] trong [[lịch sử Việt Nam]], ban đầu quân Việt sẽ tấn công thủy chiến, thu hút thủy quân đối phương rồi sử dụng chiến thuật [[giả vờ rút lui]] để dẫn dụ họ theo đuổi nhằm đánh một trận đánh với chiến thuật [[phục kích]], khi quân đội đối phương rơi vào bẫy định sẵn của trận địa cọc sắt, thuyền chiến của họ bị đâm thủng, chiến thuật dùng cọc gỗ với đầu bọc sắt là chiến thuật thủy chiến đặc trưng, độc đáo trong [[lịch sử quân sự Việt Nam]].
*''Đáp ứng'': chiến thuật được sáng tạo và sử dụng là để đối phó với chiến thuật của đối thủ.
 
Không có chiến thuật tối ưu, chiến thuật là phương cách giúp hành động hiệu quả hơn nhưng nỗ lực trong hành động vẫn là trọng tâm, và không có chiến thuật tối ưu để hành động dựa dẫm. Điển hình, với cách học [[tiếng Anh]] tốt nhất vẫn phải tập trung đầu tư học, phương cách chỉ là cách khiến hành động hiệu quả hơn, nó không tích lũy thành tựu.