Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 82:
'''Gia Long''' ({{hn|ch=嘉隆}} [[8 tháng 2]] năm [[1762]] – [[3 tháng 2]] năm [[1820]]), húy là '''Nguyễn Phúc Ánh''' (阮福暎), thường được gọi tắt là '''Nguyễn Ánh''' (阮暎), là vị [[vua]] sáng lập [[nhà Nguyễn]], [[Triều đại|triều đại quân chủ]] cuối cùng trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông trị vì từ năm [[1802]] đến khi qua đời năm [[1820]], được truy tôn miếu hiệu là '''Nguyễn Thế Tổ''' (阮世祖), thụy hiệu '''Cao Hoàng Đế''' (世祖 高皇帝)
 
Nguyễn Ánh là cháu nội của chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]], vị [[chúa Nguyễn]] áp chót ở [[Đàng Trong]]. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị [[nhà Tây Sơn|quân Tây Sơn]] lật đổ vào năm [[1777]], ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với [[Tây Sơn]] để khôi phục [[triều đại]]. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải cầu viện quân [[Xiêm|Xiêm La]] và hứa cắt lãnh thổ đất nước cho [[Pháp]] để 2 nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho [[nhà Thanh|quân Thanh]] khi đội quân này kéo sang nước Việt đánh [[nhà Tây Sơn]]. Nguyễn Ánh cùng với [[Lê Chiêu Thống]] là 2 ông vua duy nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước{{fact}}. Việc cầu viện ngoại xâm vì tham vọng cá nhân đã khiến ông bị giới sử học sau này chỉ trích gay gắt.
 
Về sau, nhân lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua [[Quang Trung]], ông đã giữ vững được [[Miền Nam (Việt Nam)#Nam Hà|Nam Hà]] và đến năm [[1802]] thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi [[hoàng đế]], lập ra [[nhà Nguyễn]], kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu [[Các tên gọi của nước Việt Nam|Việt Nam]]. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại [[Cố đô Huế|Phú Xuân (Huế)]] dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục [[nhà Hậu Lê]].<ref>Trần Đức Anh Sơn, tr. 18.</ref> Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với [[Trung Quốc]] tới [[vịnh Thái Lan]], bao gồm cả quần đảo [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]], tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long đã đem vùng [[Bồn Man|Trấn Ninh]] (rộng khoảng 45.000&nbsp;km²) cắt cho vương quốc [[Vương quốc Viêng Chăn|Vạn Tượng]] để lôi kéo sự ủng hộ của họ (vùng này ngày nay là [[lãnh thổ]] của [[Lào]]).<ref>[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], tr. 552.</ref> Với việc cắt [[Bồn Man|Trấn Ninh]] cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là [[Tự Đức]] đã cắt cả [[Nam Kỳ Lục tỉnh]] cho [[thực dân Pháp]]).