Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
== Các nước xã hội chủ nghĩa ==
[[File:RIAN archive 848095 Signing the Agreement to eliminate the USSR and establish the Commonwealth of Independent States.jpg|nhỏ|270px|Các nhà lãnh đạo [[Nga Xô viết|Nga]], [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina|Ukraina]] và [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia|Bêlarut]] ký [[Hiệp định Belavezha]], chính thức giải thể Liên bang Xô viết năm 1991]]
Các nước xã hội chủ nghĩa là một khái niệm gây tranh cãi. Một số quốc gia hiến pháp tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện nay gồm có [[Trung Quốc]], [[Việt Nam]], [[Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|Bắc Triều Tiên]], [[Cuba]] và [[Lào]] có các đảng cộng sản cầm quyền và một số nước khác không do đảng cộng sản cầm quyền nhưng hiến pháp chứa đựng những yếu tố mang tính xã hội chủ nghĩa như [[Ấn Độ]], [[Guyana]], [[Bangladesh]], [[Sri Lanka]], [[Syria]], [[Ai Cập]], [[Libya]], [[Tanzania]], [[Bồ Đào Nha]], [[Đài Loan|Cộng hòa Trung Hoa]] (Đài Loan), không được tuyên bố trong hiến pháp như [[Venezuela]], [[Bolivia]], [[Nicaragua|Nicaragoa]]. Các nước [[Bắc Âu]] với nhiều năm được các đảng [[Chủ nghĩa xã hội-dân chủ|Dân chủ xã hội]] (một khuynh hướng chính trị chịu ảnh hưởng của [[chủ nghĩa Marx]]) chiếm ưu thế tuyệt đối được nhiều người gọi là các nước xã hội chủ nghĩa nhưng nhiều người khác lại không cho là như vậy<ref>[https://www.austriancenter.com/shattering-myth-nordic-socialism/ Shattering the Myth of Nordic Socialism], Kai Weiss, Austrian Economics Center</ref>. Chế độ [[an sinh xã hội]] được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác nhau, nó có khi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh mới, cũng có khi được hiểu là một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đứng trước những khó khăn của nền kinh tế, một quá trình tư hữu hóa đã diễn ra trong thập niên 1990 đi kèm với sự chiến thắng của các lực lượng cánh hữu hoặc phái hữu trong các lực lượng cánh tả.
 
Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ cách hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế của các nước đó. Tất cả các nước được xem là xã hội chủ nghĩa có thể chế chính trị khác nhau, kinh tế khác nhau và có khi bất đồng về cách hiểu xã hội chủ nghĩa cũng như mục tiêu không hoàn toàn giống nhau. Với một số nước, không phải đảng cầm quyền nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa. Đối với những người theo các hệ tư tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hội chủ nghĩa. Ngược lại những nước được người cộng sản xem là các nước tư bản chủ nghĩa thì hiến pháp của họ lại không có khái niệm chủ nghĩa tư bản. Thực tế nền [[chủ nghĩa tư bản|kinh tế tư bản chủ nghĩa]] tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều yếu tố của chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng trong việc điều hành cũng như định hướng cho nền kinh tế. Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa thường được hiểu là những nước ghi nhận trong hiến pháp mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy nhiên cách thức và quy mô khác nhau. Một số quan điểm chủ nghĩa xã hội khác cho rằng chủ nghĩa xã hội có thể thông qua các chính sách nhà nước nhằm tạo một xã hội công bằng hơn song khái niệm này được nhiều người xem khá là mơ hồ, và bản thân những người không theo chủ nghĩa xã hội cũng có thể đưa ra một khái niệm công bằng mơ hồ, mang tính chủ quan, mà thường được xem xét trên khía cạnh công bằng tài sản hay công bằng lợi ích từ lao động. Ngay tại nhiều nước tự xem mình là chủ nghĩa xã hội thì sự công bằng xã hội hay hệ thống an sinh xã hội vẫn chưa phát triển đến mức có thể so sánh được với các nước phát triển có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Thậm chí tại một số nước tự nhận theo khuynh hướng này đói nghèo phổ biến và xuất hiện khủng hoảng kinh tế - xã hội.