Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sĩ quan cấp tướng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
 
Tại phương Tây, danh xưng "general" (tiếng Anh) hay "général" (tiếng Pháp), được ghi nhận xuất hiện phổ biến vào thế kỷ 16, như một sự rút ngắn của chức vụ ''capitaine général'' của Pháp. Từ cuối thời Trung cổ, danh xưng này về sau được gắn thêm chức vụ để chỉ quyền hạn hoặc địa vị của cá nhân đó. Danh xưng "general" được dùng trong cả quân sự lẫn dân sự. Trong quân sự, thuật ngữ "general officer" được dùng tương đương sĩ quan cấp tướng trong tiếng Việt, các thuật ngữ còn lại ở cấp thấp hơn là "field officers" hay "field-grade officers" (tương đương cấp tá), và "company-grade officers" (tương đương cấp úy).
 
==Phân hạng==
===Đông Á===
Do ảnh hưởng [[văn minh Trung Hoa]], các nước đồng văn ở Đông Á đều sử dụng danh xưng "tướng" đi kèm với tiền tố để chỉ cấp bậc của sĩ quan cấp tướng, dùng chung cho cả cho cả Hải Lục Không quân (trừ Việt Nam). Cụ thể như sau (xếp từ thấp đến cao):
 
; Việt Nam
* [[Thiếu tướng]]
* [[Trung tướng]]
* [[Thượng tướng]]
* [[Đại tướng]]
 
Cấp bậc tướng ban đầu dùng chung cho cả Hải Lục Không quân. Tuy nhiên, từ năm 1981, cấp bậc Đô đốc được dùng cho các sĩ quan cấp tướng trong Hải quân. Dù vậy, trong nhiều tài liệu vẫn quen dùng như cũ.
 
; Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
* Thiếu tướng (少将, ''Shao jiang'')
* Trung tướng (中将, ''Zhong jiang'')
* Thượng tướng (上将, ''Shang jiang'')
 
Trong lịch sử, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng tồn tại cấp bậc [[Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Đại tướng]] (sau đổi thành Nhất cấp Thượng tướng). Đến năm 1994, cấp bậc này bãi bỏ hoàn toàn.
 
; Trung Hoa Dân quốc
* Thiếu tướng (少将, ''Shao jiang'')
* Trung tướng (中将, ''Zhong jiang'')
* Thượng tướng (上将, ''Shang jiang'')
* [[Đại tướng Trung Hoa Dân Quốc|Nhất cấp Thượng tướng]] (一級上將, ''Yiji Shang jiang''
 
Trong lịch sử, Trung Hoa Dân quốc từng tồn tại cấp bậc [[Tổng thống lĩnh|Đặc cấp Thượng tướng]] để tôn phong cho Tổng tư lệnh [[Tưởng Giới Thạch]]. Sau khi ông qua đời, cấp bậc này bãi bỏ hoàn toàn.
 
; Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên
* Thiếu tướng (소장, ''Sojang'')
* Trung tướng (중장, ''Chungjang'')
* Thượng tướng (상장, ''Sangjang'')
* Đại tướng (대장, ''Daejang'')
 
; Hàn Quốc
* [[Chuẩn tướng]] (준장, ''Junjang'')
* Thiếu tướng (소장, ''Sojang'')
* Trung tướng (중장, ''Jungjang'')
* Đại tướng (대장, ''Daejang'')
 
Tuy Hàn Quốc tồn tại cấp bậc [[Nguyên soái]] (원수, ''Wonsu''), thường được tài liệu tiếng Việt dịch là [[Thống tướng]], nhưng trên thực tế cấp bậc này chưa hề tôn phong cho bất cứ cá nhân nào.
 
; Nhật Bản
* Thiếu tướng (将補, ''Shōho'')
* Trung tướng (将, ''Shō'')
 
Ngoài ra, tại Nhật Bản, đối với các sĩ quan cấp tướng giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân hoặc Tham mưu trưởng quân chủng, tuy danh xưng cấp bậc này vẫn gọi ''Shō'' nhưng sử dụng một cấp hiệu đặc biệt riêng. Tài liệu tiếng Việt vẫn dịch sĩ quan mang cấp hiệu này là "Đại tướng".
 
Trong lịch sử, Nhật Bản từng sử dụng hệ thống cấp bậc Thiếu Trung Đại tướng, ngoài ra còn có cấp bậc [[Nguyên soái Đế quốc Nhật Bản|Nguyên soái Đại tướng]] (元帥大将, ''Gensui Taishō''). Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc này đã bị bãi bỏ sau khi Nhật Bản thất trận trong [[Thế chiến thứ hai]].
 
==Tham khảo==