Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ưu thế lai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 21:
* Ở châu Âu, công ty đã phát triển một số dòng đực cuối cùng cho các hệ thống lai thương phẩm ở các quốc gia châu Âu dựa trên các giống thuần hoặc lai giữa các giống Large White, Landrace và Pietrain. Trong đó nổi bật là một số dòng như TEMPO (LargeWhite thuần), TYPOR (lai giữa Pietrain và LargeWhite) và TOP PIE (Pietrain thuần). Dòng đực TEMPO (LargeWhite thuần) cho đời con có tính đồng nhất cao, lợn con khỏe mạnh, số con cai sữa tăng, sức đề kháng bệnh cao và chất lượng thịt cao. Dòng TYPOR có tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ, cơ bắp cao và chi phí thức ăn thấp. Trong khi đó dòng TOP PIE đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thịt cao, thịt xẻ và cơ bắp nhiều, chất lượng thịt cực cao, tiêu tốn thức ăn thấp. Công ty Rattlerow Seghers Holding (Bỉ) đã chọn tạo dòng đực Pietrain trắng (khoảng 90% máu Pietrain và 10% máu LargeWhite) từ năm 1989 và đã sử dụng chúng như dòng đực cuối cùng trong hệ thống lai thương phẩm.
===Ở [[Việt Nam]]===
Xu hướng kcáccác giống heo nội đang dần được thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tư cao. Trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phương và đực ngoại. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập.
 
Lai kinh tế 3 hoặc 4 giống trong sản xuất lợn thịt đang ngày càng phổ biến trên thế giới vì bằng cách này ưu thế lai về sinh sản cũng như sinh trưởng được khai thác tối đa và tạo được sản phẩm đồng đều về chất lượng. Thông thường lợn nái bố mẹ được tạo lập từ 2 giống cơ bản là [[lợn Landrace]] và [[lợn Yorkshire]] gọi là lợn nái 2 máu LY. Lợn nái LY có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như tốc độ tăng trọng cao, sức khoẻ tốt, dễ nuôi, đẻ nhiều hơn, nuôi con giỏi hơn. Mức độ vượt trội của lợn nái LY so với lợn thuần được gọi là ưu thế lai. Độ lớn ưu thế lai có khác nhau giữa các đàn nái LY do đặc điểm di truyền tạo lập nên ở các nhóm giống thuần Landrace và Yorkshire. Lợn thịt lai 4 giống DP(LY) sản xuất từ đực cuối CP709 tăng trọng nhanh hơn lợn thịt lai 3 giống D(LY) sản xuất từ đực cuối CP809, nhưng tỷ lệ móc hàm thấp hơn, mỡ lưng dày hơn nên tỷ lệ nạc so với trọng lượng sống giữa hai loại lợn thịt lai 3 giống và 4 giống tương đương nhau.
Dòng 33:
Dòng VCN22 là dòng mang nguồn gen của dòng mẹ L95 ([[Lợn Meishan]] tổng hợp) nên có tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn dòng VCN21 mang nguồn gen của dòng mẹ L06 (Landrace). Kết quả về năng suất sinh sản của hai dòng lợn nái ngoại bố mẹ VCN21, VCN22 ở lứa 1 cho thấy số con sơ sinh/ổ của lợn nái dòng VCN21 là 10,7 con thấp hơn dòng VCN22 là 11 con. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái dòng VCN21, VCN22 lần lượt là 9,93 và 10,2 con/ổ. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn của lợn nái ngoại bố mẹ dòng VCN21, VCN22 cho thấy: tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa ở hai dòng VCN21, VCN22 lần lượt là 5,66 kg và 5,88 kg. Mức tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa của dòng VCN21 giảm 0,22 kg so với dòng VCN22, song mức chênh lệch này không nhiều. Trong các giai đoạn của quá trình nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ của dòng VCN22 cũng đều cao hơn dòng VCN21.
 
Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm tạo ra từ 2 dòng náicái VCN21, VCN22 phối với đực giống Pi4 cho kết quả khả quan. Con lai của dòng VCN21 ở 166 ngày đạt khối lượng 99,4&nbsp;kg; dòng VCN22 là 164 ngày đạt khối lượng 94,37&nbsp;kg. Lợn lai dòng VCN21 có khả năng sinh trưởng cao hơn con lai của dòng VCN22, thể hiện rõ ở chỉ tiêu tăng trọng của con lai dòng VCN21 là 765,15 gram/ngày, của con lai dòng VCN22 là 728,35 gram/ngày. Mức sinh trưởng của con lai dòng VCN21 và VCN22 là tương đối tốt. Về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của hai dòng VCN21 là 1,34&nbsp;kg thức ăn/kg tăng khối lượng, dòng VCN22 là 1,39&nbsp;kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Năng suất sinh sản của lợn nái và khả năng sinh trưởng của lợn thương phẩm tạo ra từ lợn nái VCN21, VCN22, đưa lợn nái ngoại dòng VCN21, VCN22 vào cơ cấu để lai tạo tạo ra đàn lợn thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, chất lượng thịt tốt, đem lại hiệu quả kinh tế<ref>http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=8475:ng-dung-tien-bo-ky-thuat-nuoi-ln-nai-dong-vcn21-vcn22&catid=103:lvnn&Itemid=165</ref>
 
==Trên [[giống gà]]==