Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến mũi Esperance”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
 
Bị đe dọa bởi máy bay CAF xuất phát từ [[Henderson Field]], Nhật Bản không thể sử dụng các tàu vận tải lớn và chậm để chuyển quân cùng quân nhu đến đảo. Thay vào đó họ sử dụng các tàu chiến đóng tại Rabaul và [[quần đảo Shortland]]. Các tàu chiến của Nhật Bản, chủ yếu là các [[tàu tuần dương hạng nhẹ|tuần dương hạm hạng nhẹ]] và [[tàu khu trục|khu trục hạm]] từ [[Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hạm đội 8]] dưới sự chỉ huy của [[Phó Đô đốc]] [[Mikawa Gunichi]], thường có thể thực hiện chuyến đi dọc theo "Cái khe" [[eo biển New Georgia]] đến Guadalcanal và quay trở về chỉ trong một đêm, thời điểm mà phi đội Đồng Minh không thể hoạt động. Việc chuyển quân theo cách này lại không thể mang nhiều lính cùng quân nhu cũng như hầu hết các khí tài quân sự hạng nặng ví dụ như pháo hạng nặng, phương tiện cơ giới hay một lượng lớn lương thực và đạn dược đến Guadalcanal. Quân Đồng Minh đã gọi các tàu chiến tốc độ cao xuất hiện tới lui đến Guadalcanal trong suốt chiến dịch là [[Tốc hành Tokyo]] (Tokyo Express) còn Nhật Bản thì gọi chúng là "Chuyên chở chuột" Nezumi Yusō (鼠輸送)<ref>Frank, ''Guadalcanal'' trang 202, 210–211.</ref>.
[[Hình:GuadBettyAttackAugMitsubishi G4M1 bombers attack the invasion force between Guadalcanal and Tulagi on 8 August 1942 (80-G-17066).jpg|phải|230px|nhỏ|Các máy bay ném ngư lôi Nhật Bản tấn công các tàu vận tải]]
[[Hình:USS George F. Elliott (AP-13) burning off Guadalcanal on 8 August 1942 (NH 69118).jpg|phải|230px|nhỏ|Chiếc USS George F. Elliott bị bốc cháy sau khi bị không kích]]
Do được đào tạo rất kỹ khả năng tác chiến và hoạt động trong đêm từ trước chiến tranh nên Nhật Bản vẫn giữ quyền kiểm soát các vùng biển xung quanh quần đảo Solomon trong đêm và rút đi khi gần sáng. Tất cả các tàu Nhật Bản còn ở gần Henderson Field trong phạm vi 200 đặm (170 hải lý; 320&nbsp;km) có thể bị không kích vào ban ngày. Tình trạng này tồn tại nhiều tháng. Việc các hạm đội của các bên thay nhau kiểm soát vùng biển theo thời gian mọc và lặn của [[mặt Trời|mặt trời]] là điểm đặc trưng của chiến dịch Guadalcanal.<ref>Morison, ''Struggle for Guadalcanal'' trang 113–114.</ref>.