Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 190:
:::Đánh giá nào cũng mang tính chủ quan là đương nhiên, nhưng nếu nói thế thì kiến thức nào cũng chủ quan cả vì chúng cũng là tạo hóa của con người, mà con người cũng chỉ là một sinh vật có tính chủ quan mà thôi. Liệu có thể định nghĩa thế nào là "khách quan" hoàn toàn không. Các đánh giá đó cũng không hẳn "lỗi thời" mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay đó thôi, mình có thể kiếm nguồn dẫn nếu có thắc mắc về độ xác thực của những đánh giá trên. "Hợp lý, cân xứng" thì cái này bạn phải hỏi cộng đồng chứ, mình chỉ thêm những phần mình thấy cần thêm và đưa ra quan điểm như trên thôi. Với một bài về địa lý mà lead chỉ có hai đoạn quá vắn tắt như thế, mình thấy nó rất ngắn so với cả bài. Những vấn đề mình thêm dù không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam nhưng cũng thể hiện những mặt chưa được của công cuộc Đổi Mới, nếu chỉ nêu về khía cạnh kinh tế thì có đủ "khách quan" hay không?
:::Sau cùng thì mình có nhận thấy bạn là người (có vẻ) duy nhất bỏ công rút gọn và chỉn chu bài viết. Rất hoan nghênh, nhưng mình không chắc rút đến mức nào mới gọn và chọn lọc. Còn về phần lead thì như mình đã nói: lịch sử là một phần quan trọng của mỗi quốc gia, những phần mình thêm chỉ là các sự kiện mang tính bước ngoặt. Mình không thấy nó làm cho bố cục bài viết trở nên rời rạc hơn, hay khiến cho người đọc cảm thấy bài viết khó đọc. [[Thành viên:HĐ|HĐ]] ([[Thảo luận Thành viên:HĐ|thảo luận]]) 04:10, ngày 11 tháng 6 năm 2019 (UTC)
::::{{ping|HĐ}} Khi nói về thông tin lịch sử đưa vào phần mở bài, mình đang nhấn mạnh độ nổi bật và tính khái quát, không cần biết diễn biến mang tính chính phụ hay không. Mình phải khái quát nhất vì phần mở bài đề cao đặc tính này. Bạn nghĩ một người mới tìm đọc về Việt Nam mà chỉ muốn biết sơ lược lịch sử ở phần mở đầu họ có quan tâm triều đại đầu tiên của quốc gia này tên là gì hay cả tiến trình từng giai đoạn với những cột mốc và con số quá chi tiết không? Có lẽ không, họ chỉ muốn hiểu khái quát bản chất, đặc tính cơ bản nhất về lịch sử Việt Nam. Những đặc tính này hoàn toàn có thể tóm lược trong hai ba câu không cần có những con số, sự kiện quá cụ thể . Tùy người ai muốn tìm hiểu chi tiết hơn sẽ vào mục phụ, chi tiết hơn nữa sẽ vào các bài viết chi tiết để đọc. Như vậy, bạn có thể thấy ba phần phù hợp với từng đối tượng đọc khác nhau, đi từ người muốn hiểu khái quát nhất đến người muốn tìm hiểu cụ thể nhất. Phần mở bài theo mình sẽ là phần khái quát ngắn gọn nhất, sau đó sẽ mở rộng ở các mục sau. Còn các sự kiện bạn thêm vào có tính "bước ngoặt" hay là do nhận định chủ quan của mỗi người, nó có thể tác động lớn hoặc thực chất không có gì nổi trội cả. Nhưng một tiến trình cơ bản thì mình có thể thống nhất (thực ra thì phần mở bài cũ cũng chẳng khác phiên bản hiện tại của bạn là mấy, như mình đã nói, chỉ là bỏ một số sự kiện cụ thể và làm tối giản câu văn, bỏ chúng đi thì cũng chẳng thay đổi nội dung, cơ bản vẫn là như vậy). Về các đánh giá thì bạn không thấy chỉ riêng từ "đánh giá" đã mang tính nhận xét chủ quan rồi hay sao, như thế nào là "tụt hâu", là "thấp", là những "vấn đề" cần lưu tâm? Có những cá nhân cho rằng chúng không đáng lưu tâm hoặc không đồng ý với những tính chất cao thấp tốt kém đến từ nhận xét của những đánh giá này. Nếu cần thì bạn có thể đưa vào các con số thống kê sẽ mang tính khách quan hơn nhưng như thế thì lại đi quá chi tiết. Vả lại những vấn đề này thì hầu hết quốc gia gặp phải và nhiều quốc gia thì trầm trọng hơn Việt Nam. anh 07:38, ngày 11 tháng 6 năm 2019 (UTC)