Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niết-bàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dùng từ "Tiểu thừa" (Hinayana) là một từ xúc phạm, lăng mạ mà các tông phái Phật giáo tự xưng Đại thừa (Mahayana) dùng để sỉ nhục và hạ lòng tin tín đồ đối với các tông phái Phật giáo khác (trong đó có cả các phái Phật giáo gần nhất với giáo lý của Thích Ca). Vào năm 1950, Hội Phật Tử Thế Giới (World Fellowship of Buddhists) đã chấn chỉnh lại cách gọi này.
Dòng 38:
Trong một số kinh sách khác, Niết-bàn được hiểu là sự "an lạc" nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (sa. ''duḥkha'', pi. ''dukkha'').
 
=== Niết-bàn theo quan điểm TiểuPhật thừagiáo bộ phái ===
Trong [[Tiểu thừa]] (sa. ''hīnayāna'')Theravada, người ta phân biệt hai loại Niết-bàn:
 
# Hữu dư niết-bàn (有餘涅槃; sa. ''sopadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''savupadisesa-nibbāna''): Niết-bàn còn sắc thân, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn [[Ngũ uẩn]], còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của TiểuPhật thừagiáo Bộ phái mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. ''apratiṣṭhita-nirvāṇa'') của Đại thừa.
# Vô dư niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. ''nirupadhiśeṣa-nirvāṇa'', pi. ''anupadisesa-nibbāna''): là Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ (sa., pi. ''āyatana''), mười tám giới (sa., pi. ''dhātu'') và các Căn (sa., pi. ''indriya''). Niết-bàn vô dư đến với một vị [[A-la-hán]] sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. ''parinirvāṇa'').
 
Ngay trong TiểuPhật thừagiáo Bộ phái thì quan điểm của mỗi phái cũng khác nhau. [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]] (zh. 說一切有部, sa. ''sarvāstivāda'') luận về Niết-bàn với khái niệm khả quan, cho rằng Niết-bàn là thể không sinh thành hoại diệt, có thể dần dần đạt đến bằng cách loại trừ khổ. Cứ diệt một loại khổ thì đạt được một cảnh giới của Niết-bàn. Vì thế mà có nhiều loại Niết-bàn và hầu như Niết-bàn là một cảnh giới cụ thể. Đối với [[Kinh lượng bộ]] (zh. 經量部, sa. ''sautrāntika'') thì Niết-bàn chỉ là dạng chấm dứt khổ, nhưng không phải là một cảnh giới vĩnh hằng. [[Độc Tử bộ]] (zh. 犢子部, sa. ''vātsīputrīya'') cho rằng có một cá nhân (sa. ''pudgala'', dịch âm là Bổ-đặc-già-la 補特伽羅) thường còn, hiểu Niết-bàn là cõi mà cá nhân đó tiếp tục tồn tại. Đối với [[Đại chúng bộ]] (zh. 大眾部, sa. ''mahāsāṅghika'')—được xem là tiền thân của phái Đại thừa—thì khái niệm Niết-bàn vô dư không còn quan trọng nữa. Từ đây các bộ phái sau bắt đầu phát triển và sử dụng danh từ Vô trụ xứ niết-bàn (sa. ''apratiṣṭhita-nirvāṇa''). Đó là trạng thái Niết-bàn của các vị Phật đã thoát khỏi ràng buộc của thế gian nhưng chưa muốn hoàn toàn tịch diệt.
 
'''[PHẬT NGÔN]'''