Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Tư Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đánh giá: Sửa các từ địa phương sang từ toàn dân
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Chiếm lấy Toánh Xuyên, thất thủ Trường Xã: Sửa các từ địa phương sang từ toàn dân
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 27:
 
==Chiếm lấy Toánh Xuyên, thất thủ Trường Xã==
Năm thứ 13 (547), [[Hầu Cảnh]] làm phản Đông Ngụy, ông quyết đoán soái hơn vạn bộ kỵ Kinh Châu, từ Lỗ Quan hướng đến Dương Địch. Vũ Văn Thái nghe tin ông đã xuất phát, bèn sai thái úy [[Lý Bật]] đi Toánh Xuyên <ref>Nay là huyện [[Vũ (huyện)|Vũ]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref>. Tướng Đông Ngụy là bọn [[Cao Nhạc]] nghe tin đại quân Tây Ngụy đến, bèn thu quân bỏ trốn. Tư ChánhChính chiếm được Toánh Xuyên, Hầu Cảnh dẫn binh hướng về Dự Châu, bề ngoài xưng là đi cướp đất, thực chất lại xin quy phụ nhà Lương. Từ trước, Thái đã mệnh cho đô đốc Hạ Lan Nguyện Đức đi giúp Cảnh, nhưng Cảnh đã có mưu đồ khác, nên tìm cách dụ dỗ Nguyện Đức. Tư ChánhChính biết Cảnh giả dối, ngầm đuổi theo Nguyện Đức, chia quân chiếm lấy 7 châu 12 trấn. Vũ Văn Thái lấy lại những chức tước vốn định ban cho Cảnh là Sứ trì tiết, thái phó, đại tướng quân, kiêm thượng thư lệnh, Hà Nam đại hành đài, Hà Nam chư quân sự, ban cho ông, nhiều lần nài ép, ông từ chối không được, chỉ nhận chức Hà Nam chư quân sự.
 
Năm thứ 14 (548), được bái làm Đại tướng quân. Tướng Đông Ngụy là bọn [[Thái uý|Thái úy]] [[Cao Nhạc]], [[Hành đài]] [[Mộ Dung Thiệu Tông]], [[Nghi đồng]] [[Lưu Phong (Đông Ngụy)|Lưu Phong Sanh]] soái 10 vạn bộ kỵ tiến đánh thành Trường Xã thuộc Toánh Xuyên. Tư ChánhChính mệnh cho cuốn cờ im trống, ra vẻ trong thành không có phòng bị. Cao Nhạc tấn công mãnh liệt, bị ông đánh bại. Nhạc bèn ở ngoài thành cho dựng doanh lũy, tìm chỗ đất cao mà đắp núi đất, tính đến việc vây đánh lâu dài. Nhạc còn ở trên núi đất chế tạo các thứ phi thê, hỏa xa, đêm ngày tấn công. Tư ChánhChính làm ra đạn lửa, lựa chiều gió bắn lên núi đất, còn dùng tên lửa mà bắn, thiêu hủy tất cả công cụ của Nhạc; rồi tuyển dũng sĩ vượt thành ra đánh, quân Đông Ngụy bỏ núi đất mà trốn. Ông chiếm được cả hai núi đất của họ, đặt lầu xây tường để giúp việc phòng ngự.
 
Đại tướng quân [[Cao Trừng]] nhà Đông Ngụy phái thêm quân đến tăng viện, ngăn nước sông Vị rót vào thành. Tuy sóng lớn hay phá vỡ đập, nhưng thành bị vây lâu ngày, nhiều chỗ cũng bị hư hại. Nhạc thúc quân tấn công, Tư ChánhChính cũng xông pha tên đạn, đồng cam cộng khổ với tướng sĩ. Nhạc tu sửa đập, làm các thứ rồng sắt, tạp thú trấn yểm thủy thần. Đập hoàn thành, nước đổ về, trong thành ngập cao, phải treo nồi mà nấu ăn, sức lực kiệt quệ. Quân Đông Ngụy thừa thế tấn công, Tư ChánhChính chỉ huy tướng sĩ ra sức chống trả. Trong khi đó, cứu binh Tây Ngụy do [[Triệu Quý]] soái lĩnh lại dừng ở Nhương Thành <ref>Nay là huyện [[Đăng (huyện)|Đăng]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref>.
 
Tướng Đông Ngụy là bọn Mộ Dung Thiệu Tông, Lưu Phong Sanh, Mộ Dung Vĩnh Trân đến đánh thành, ngồi trên thuyền lầu quan sát bên trong thành, lệnh cho thiện xạ rót tên vào. Chợt có 1 cơn gió lớn thổi thuyền đến dưới thành, tướng sĩ Tây Ngụy tung móc dài kéo thuyền, đồng thời cung nỏ bắn ra ào ào. Mộ Dung Thiệu Tông thấy gấp, đâm đầu xuống nước chết đuối. Lưu Phong Sanh bơi về phía núi đất, trúng tên mà chết, Mộ Dung Vĩnh Trân bị bắt chém. Tư ChánhChính cho tìm thây của bọn Thiệu Tông, mai táng theo lễ.
 
Cao Nhạc mất hết ý chí, không dám bức thành nữa. Cao Trừng nghe tin, soái 10 vạn bộ kỵ đến đánh, tự mình chỉ đạo việc sửa chữa đập đất, đồn nước đánh thành. Khi ấy gió tây nổi lên, sức nước Hoàng Hà hợp với sức gió phá tan tường thành phía bắc, quân Đông Ngụy thừa thế xông vào. Cao Trừng cáo với người trong thành: "''Vương đại tướng quân nếu còn sống thì được phong hầu. Nếu có tổn thương gì, người ở bên cạnh đều bị chém.''" Tư ChánhChính biết là không xong, soái tả hữu lên ở núi đất, rồi ngước lên trời mà khóc, mọi người đều khóc theo. Ông quay mặt về phía tây, muốn tự sát, đô đốc Lạc Huấn ra sức ngăn trở. Cao Trừng phái Thông trực tán kị thường thị Triệu Ngạn Thâm cầm Bạch Hổ phiên <ref>Bạch Hổ phiên là cờ hiệu của triều đình, [[Bắc sử]] kiêng húy Đường thái Tổ [[Lý Hổ]], đổi gọi Bạch Vũ phiên</ref> đến núi đất đón Tư ChánhChính.
 
Ông đến gặp Cao Trừng, nước mắt ràn rụa, lời lẽ khẳng khái, sắc mặt không chút khuất phục. Cao Trừng xét ông tận trung với chức vụ, tiếp đón theo lễ, đối đãi rất hậu. Đốc tướng của ông bị chia ra giam giữ ở các châu, vài năm sau đều chết sạch.
 
Khi [[Bắc Tề Văn Tuyên Đế|Bắc Tề Văn Tuyên đế]] thay ngôi nhà Đông Ngụy, lấy Tư ChánhChính làm Đô quan thượng thư, Nghi đồng tam tư. Sau khi mất, được tặng bản chức, gia Duyện Châu thứ sử.
 
==Đánh giá==