Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyến bay 123 của Japan Airlines”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Chuyến bay 123 của Japan Airlines''' là một chuyến bay nội địa ngày [[12 tháng 8]] năm [[1985]], máy bay Boeing 747-146SR với số đăng kí JA8119 thuộc hãng hàng không [[Japan Airlines]], thực hiện chuyến bay từ [[sân bay quốc tế Tokyo]] (Haneda) đến [[sân bay quốc tế Osaka]], đã bị mất kiểm soát và rơi chỉ sau 44 phút cất cánh. Máy bay cất cánh lúc 18h12 từ đường băng 16L tại sân bay Haneda, lúc 18h24, sau khi cất cánh được 12 phút, một thứ gì đó đã phát nổ phía sau máy bay. JAL123 bắt đầu mất kiểm soát, máy bay liên tục lao lên, bổ xuống. Chiếc máy bay bắt đầu chuyển động theo một trạng thái được gọi là chu kỳ Fugoid. Khi máy bay bổ xuống, tốc độ máy bay tăng lên tạo lực nâng. Ngược lại, khi lao lên, máy bay mất tốc độ lại đâm bổ xuống. Chu kì cứ lặp lại liên tục như vậy. VụSự rơicố bắt đầu xảy ra 12 phút sau khi bay và 32 phút sau đó đâm vào hai đường lằn núi Takamagahara tại Ueno, tỉnh Gunma, 100 km (62 dặm) từ Tokyo. Địa điểm tai nạn ở Osutaka Ridge (御巣鷹 の 尾根, Osutaka-no-One), gần núi Osutaka. Tất cả 15 thành viên phi hành đoàn và 505 trong số 509 hành khách thiệt mạng, trong tổng cộng 520người thiệt mạng và bốn người sống sót.
 
Vào thời điểm vụ tai nạn xảy ra, trên máy bay có 509 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn. Hầu hết hành khách trên máy bay là những người trở về nhà sau [[lễ hội Obon]] – một lễ hội Phật giáo truyền thống của Nhật Bản.
 
Cho đến nay, đây là một trong những vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không thế giới, là vụ tai nạn máy bay chết người thứ hai trong lịch sử đằng sau [[thảm họa sân bay Tenerife]].
==Nguyên nhân vụ tai nạn==
Một lần sửa chữa sai sót trước đó một năm đã làm yếu vách ngăn áp lực phía sau chiếc máy bay, hiến nó hỏng trong khi bay. [[Cánh ổn định dọc]] và hầu hết đuôi của máy bay đã bị thổi bay trong vụ giảm áp. Các phi công không thể điều khiển được hoàn toàn chiếc máy bay; chỉ bốn người sống sót.
7 năm trước đó vào ngày [[2 tháng 6]] năm [[1978]], chiếc Boeing 747 đã gặp một tai nạn. Phi công đã đáp máy bay với phần đầu quá cao, đuôi máy bay đập xuống mặt đường băng – lỗi “dập đuôi” (Tail Strike). Quy trình sửa chữa máy bay khi đó đã không được thực hiện theo đúng quy trình, 2 miếng kim loại ghép vào phần bị thủng của vách ngăn theo nguyên tắc phải được nối bằng hai hàng đinh tán, nhưng những kĩ thuật viên lại chỉ ghép nối chúng bằng một hàng đinh tán rivet duy nhất, điều này đã khiến cho hàng đinh tán phải chịu lực nén gấp đôi so với thông thường. Kể từ khi sửa chữa, chiếc máy bay đã cất cánh tổng cộng 20.319 lần. Khi máy bay đạt được độ cao 7300m, sự chênh lệch áp suất bên trong cabin và không khí không bị nén đã kéo căng vách ngăn và vị trí ghép nối hai miếng kim loại trở thành điểm dễ rạn nứt nhất.
==Tham khảo==
{{tham khảo}}