Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thần phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
Chương Ý Hoàng hậu Lý thị, nguyên quán ở [[Hàng Châu]], tổ phụ là [[Lý Diên Tự]] (李延嗣), làm chức ''[[Chủ bộ]]'' (主簿) của huyện [[Kim Hoa]]. Cha là [[Lý Nhân Đức]] (李仁德), sau phong chức ''[[Tả ban điện trực]]'' (左班殿直).
 
Khi còn nhỏ, Lý thị nhập cung, sau hầu hạ [[Lưu Nga (Bắc Tống)|Lưu Mỹ nhân]], tính tình cẩn trọng, đucợ [[Tống Chân Tông]] sủng hạnh<ref>《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上》: 李宸妃,杭州人也。祖延嗣,仕錢氏,為金華縣主簿;父仁德,終左班殿直。初入宮,為章獻太后侍兒,莊重寡言,真宗以為司寢。</ref>. Theo truyền thuyết, Tống Chân Tông đang sủng ái Lưu Mỹ nhân và muốn lập làm [[Hoàng hậu]], nhưng quần thần nhận thấy Lưu Mỹ nhân xuất thân hàn vi, cật lực phản đối. Chân Tông lo lắng, ngày đêm không yên, gặp lúc đó Lý thị gặp được mộng tiên nhân, báo rằng sẽ sinh long thai kỳ tử. Chân Tông cùng Lưu Mỹ nhân bèn nghĩ ra kế sách ['''Tá phúc sinh tử'''; 借腹生子], nghĩa là ''"Mượn bụng sinh con trai"''. Tống Chân Tông vời bà vào hầu, sau một đêm quả nhiên có thai, ông ban cho bà một cây ''Ngọc thoa'' (玉钗), nhưng kiêng dè thị tẩm lần nữa. Có lần, Lý thị tùy Hoàng đế lên một lầu đài, ngọc thoa bị rơi, Chân Tông cầu rằng:''"Nếu thoa còn nguyên, tất sinh quý tử"'', khi cho người xuống dâng lên lại thì quả nhiên ngọc thoa còn<ref>《宋史·卷二百四十二·列傳第一·后妃上》: 既有娠,從帝臨砌臺,玉釵墜,妃惡之。帝心卜:釵完,當為男子。左右取以進,釵果不毀,帝甚喜。</ref>. Về sau, quả nhiên bà hạ sinh một người con trai, làm thay đổi vận mệnh của bản thân và của cả nhà Tống.
 
Năm Đại Trung Tường Phù thứ 3 ([[1010]]), ngày [[14 tháng 4]] (tức ngày [[12 tháng 5]] dương lịch), Lý thị sinh ra một [[Hoàng tử]], đặt tên là '''Triệu Thụ Ích''' (赵受益), nhưng Tống Chân Tông tuyên bố là do Lưu Mỹ nhân sinh ra<ref>《宋史·卷二百四十二·列传第一》:初,仁宗在襁褓,章献以为己子,使杨淑妃保视之。仁宗即位,妃嘿处先朝嫔御中,未尝自异。人畏太后,亦无敢言者。终太后世,仁宗不自知为妃所出也。</ref>, Lý thị được phong '''Sùng Dương huyện quân''' (崇阳县君). Sau đó bà mang thai được một [[công chúa]], được phong lên [[Tài nhân]], nhưng [[công chúa]] yểu mệnh qua đời, truy phong là [[Huệ Quốc công chúa]] (惠國公主). Về sau, Lưu Mỹ nhân được lập làm Hoàng hậu, Lý thị được nâng lên tước [[Uyển nghi]] (婉儀)<ref>《宋史·卷二百四十二·列传第一》:已而生仁宗,封崇陽縣君;復生一女,不育。進才人,後為婉儀。</ref>. Địa vị của bà lúc đó hơn [[Thẩm Tiệp dư]] (沈婕妤), ngang với [[Tào Sung viên]] (曹充媛) và dưới [[Dương thục phi (Tống Chân Tông)|Dương Thục phi]].