Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 185:
Vì biết rằng mình không thể sống lâu, vua Đồng Khánh rất thích đọc các sách về kinh dịch, bói toán, tìm hiểu những điều huyền bí. Khi còn là hoàng tử, vì muốn biết khi nào được lên ngôi và trị vì như thế nào, nhà vua đã cầu xin nữ thần ở đền Ngọc Trản cho biết và nữ thần đã đoán đúng ngày vua lên ngôi. Tháng 3 năm [[1886]], nhà vua cho đổi đền nữ thần Ngọc Trản thành điện Huệ Nam (có nghĩa là ban ân cho nước Nam). Nhà vua tự nhận là đồ đệ của Thánh Mẫu và gọi bà là "chị",<ref>PGS Lê Trung Vũ, PGS Lê Hồng Lý, sách đã dẫn, trang 976.</ref> lại sắc cho bộ Công treo biển ngạch treo ở điện, bộ Lễ mỗi năm hai kỳ (mùa Xuân và mùa Thu) phải cử một vị quan đại diện triều đình đến nơi để dâng đồ lễ...<ref>Đồng Khánh Khải Định chính yếu, trang 121.</ref>
 
Cuối năm [[1888]], Đồng Khánh mắc một bệnh lạ, mà các bộ sử của [[nhà Nguyễn]] đều không ghi rõ là căn bệnh gì. Ông không ăn uống gì được, thỉnh thoảng lên cơn sốt, nhức nhối trong người và thường mơ thấy ác mộng. Các quan ngự y không ai chữa được, kẻ thì bị cách chức, người bị bỏ ngục. Tổng Trú sứ Rheinart gợi ý nhà vua nhờ tới bác sĩ Pháp, và ông Cotte đang ở cửa Thuận An được triệu vào cung, nhưng việc chẩn trị cũng không có kết quả.<ref name="Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 378">Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 378.</ref> Trong báo cáo gửi cho [[Toàn quyền Đông Dương]], Rheinart mô tả về bệnh tình của Đồng Khánh như sau:
:''Sáng ngày 27, tôi cho đi hỏi tin tức Nhà vua và được trả lời rằng đêm trước tình hình rất tệ. Nhà vua đã nôn, nấc và đã bất tỉnh trong nhiều giờ, rất đáng lo và sợ một vụ đầu độc luôn đáng ngờ trong chốn đầy mưu mô ở triều đình, tôi năn nỉ để một trong các bác sĩ của chúng ta khám bệnh cho Nhà vua. Những sự vận động đầu tiên đã không thể đạt mục đích, vì các thành kiến quá nặng nề không dễ để người ta nhường bước. Cuối cùng, khoảng 2 giờ, người ta báo cho tôi rằng Nhà vua đã muốn ăn một chút cơm và lại mệt ngay sau đó và rằng Nhà vua đã chấp nhận sự chăm sóc của chúng ta...''<ref>Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, trang 154.</ref>
 
Dòng 200:
Ngày [[15 tháng 2]], triều đình rước quan tài vua Đồng Khánh tới điện Phụng An. Ngày [[16 tháng 1]] làm lễ thành phục. Ngày [[25 tháng 1]], đặt thụy hiệu là ''Hoằng Liệt Thông Thiết Mẫn Huệ '''Thuần Hoàng Đế''''' (弘烈聰哲敏惠純皇帝), [[miếu hiệu]] là [[Cảnh Tông]] (景宗).<ref name="DNTL95425" />
 
Vua Đồng Khánh có sáu người con trai, nhưng chỉ có Hoàng trưởng tử là [[Khải Định|Bửu Đảo]] sống qua tuổi trưởng thành. Năm [[1916]], Bửu Đảo mới được lập lên ngôi, tức là vua [[Khải Định]].<ref>Nguyễn Phúc Tộc thế phả, trang 397.</ref> Truy tặngthụy cho ôngvua cha là ''Phối Thiên Minh Vận Hiếu Đức Nhân Vũ Vĩ Công Hoằng Liệt Thông Thiết Mẫn Huệ '''Thuần Hoàng Đế''''' (配天明運孝德仁武偉功弘烈聰哲敏惠純皇帝), miếu hiệu là Cảnh Tông (景宗).<ref>[[:s:zh:思陵聖德神功碑|思陵聖德神功碑]] (Bia Thánh Đức Thần Công của Tư Lăng).</ref>
 
==Đánh giá, di sản==