Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Chiêu Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 48:
'''Lê Chiêu Tông''' ([[chữ Hán]]: 黎昭宗 [[18 tháng 11]] năm [[1506]] – [[19 tháng 1]] năm [[1527]]), tên thật là '''Lê Y''' (黎椅), là vị [[hoàng đế]] thứ 10 của [[nhà Lê sơ|Hoàng triều Lê]] nước [[Đại Việt]], ở ngôi từ năm [[1516]] đến [[1522]], tổng cộng 7 năm.
 
Lê Y là chắt của [[Lê Thánh Tông]] và là cháu gọi [[Lê Tương Dực]] bằng chú. Năm [[1516]], vua Lê Tương Dực bị Nguyên quận công [[Trịnh Duy Sản]] làmgiết. binhTrịnh biếnDuy giếtSản vuacùng Hùng Tươngquốc Dực,công Lê sauNghĩa đóChiêu lập Lê Chiêu Tông Lê Y lên ngôi Hoàng đế. Hoàng đế mới 11 tuổi, mọi việc đều do [[Trịnh Duy Sản]] chủ trương. Tình hình bấy giờ rối ren nên Duy Sản đưa Lê Chiêu Tông tạm lánh khỏi [[Đông Kinh]]. Quân nổi dậy [[Trần Cảo]] từ phía bắc nhân đó tràn chiếm kinh thành. Về [[Tây Kinh]], Duy Sản nhân danh Chiêu Tông gọi quân 3 phủ, điều động các tướng khác đem quân thủy bộ bao vây [[Đông Kinh]]. Sau một trận đánh đẫm máu, Trịnh Duy Sản chiếm được Đông Kinh, Cảo chạy về Lạng Nguyên. Chiêu Tông chính thức khôi phục ngôi báu. Duy Sản thúc quân đi truy diệt, tới [[Chí Linh]] ([[Hải Dương]]) thì bị phục binh địch giết chết. Cảo nhân đà uy hiếp Đông Kinh lần hai, nhưng Chiêu Tông nhờ có Thiết Sơn bá [[Trần Chân (tướng thời Lê sơ)|Trần Chân]] nên đã đánh bại địch. Từ đó Trần Cảo lui về Lạng Nguyên, lấy [[sông Cầu|sông Nguyệt Đức]] làm ranh giới chia cắt lãnh thổ với Chiêu Tông.
 
Sau khi loạn Trần Cảo thoái trào, các đại thần An Hòa hầu [[Nguyễn Hoằng Dụ]], Vĩnh Hưng bá [[Trịnh Tuy]], Thiết Sơn bá [[Trần Chân (tướng thời Lê sơ)|Trần Chân]] quay sang đánh nhau. Hoàng đế hòa giải họ không được. Sau vài trận đụng độ ở [[Đông Kinh]], Nguyễn Hoằng Dụ và Trịnh Tuy đều phải lui về phía nam để lại Trần Chân mạnh nhất trong triều. Chiêu Tông nghe lời dèm giết Trần Chân, đến nỗi các đệ tử là [[Nguyễn Kính]], [[Nguyễn Áng]], Hoàng Duy Nhạc tức giận làm náo loạn kinh thành, phải bỏ lên Bảo Châu. Nhóm Nguyễn Kính, Nguyễn Áng liên kết với Trịnh Tuy chống cự triều đình khiến nhà vua phải nương nhờ [[Mạc Đăng Dung]] để dẹp yên. Từ đây Đăng Dung nổi lên nắm quyền quân quốc, cứng rắn thanh trừng những đại thần đối lập. Năm 1521, Chiêu Tông sai Mạc Đăng Dung đem quân đánh con Trần Cảo là [[Trần Cung|Cung]] ở Kinh Bắc, Lạng Nguyên, bắt được Cung và chấm dứt hoàn toàn loạn Trần Cảo. Quyền thế Đăng Dung càng lớn, năm [[1522]] hoàng đế cùng một số cận thần lánh khỏi Đông Kinh, hiệu triệu thiên hạ diệt Đăng Dung. Đăng Dung phế Chiêu Tông rồi lập hoàng đệ [[Lê Cung Hoàng|Xuân]] lên ngôi. Chiêu Tông mới đầu thuận lợi, tưởng chừng như có thể thống nhất cơ đồ thì lại vụng về làm Trịnh Tuy bất mãn, nên bị Tuy bắt đem về [[Thanh Hóa]]. Đăng Dung tung quân đánh Thanh Hóa, phá tan quân Trịnh Tuy, rồi bắt Chiêu Tông đem về giết chết.