Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa theo quy chuẩn Wikipedia
Thêm dẫn link và in nghiêng chữ
Dòng 1:
{{expand}}
{{Các hệ thống kinh tế}}
'''Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa''' là tên gọi mà [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]]. Nó được mô tả là một nền kinh tế vận hành theo [[cơ chế thị trường]] dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển chủ nghĩa xã hội.<ref>Karadjis, Michael. "[http://links.org.au/node/14 Socialism and the market: China and Vietnam compared]". Links International Journal for Socialist Renewal. Retrieved 20 March 2013.</ref>
Hàng 5 ⟶ 4:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ [[Đổi mới|Đổi Mới]], thay thế nền [[Kinh tế kế hoạch|kinh tế kế hoạch tập trung]] bằng nền [[kinh tế hỗn hợp]] hoạt động theo cơ chế thị trường mà ở đó kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang hàm ý là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho hệ thống này trong tương lai. Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình [[kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa]] của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế.<ref>[http://www.vietnamembassy-usa.org/news/story.php?d=20031117235404 "Socialist-oriented market economy: concept and development"]. Embassy of the Socialist Republic of Vietnam. Retrieved 20 March 2013.</ref>
 
Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong [[lịch sử]]. Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn.<ref name="NQCP" /> Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ.<ref name="NQCP" /> Đến hội nghị lần thứ sáu của [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X|Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X]], Đảng mớiCộng sản Việt Nam ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.<ref name="NQTW">Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.</ref> Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, [[Chính phủ Việt Nam]] mớira có nghịNghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.
 
==Cơ sở lý luận==
Hàng 26 ⟶ 25:
Chủ trương khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn nắm giữ các ngành kinh tế trọng yếu như sản xuất, khai khoáng, năng lượng, tín dụng,... Trong đó, mặc dù có những doanh nghiệp thành công, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, thua lỗ triền miên, gây tổn thất vô cùng lớn cho xã hội. Điển hình là 12 đại dự án của ngành Công Thương đã để thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, mất nhiều năm trời vẫn không thể giải quyết dứt điểm.<ref>{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/toan-canh-12-dai-du-an-thua-lo-ngan-ti-cua-nganh-cong-thuong-20190410123834377.htm|title=Toàn cảnh 12 đại dự án thua lỗ ngàn tỷ của ngành Công Thương|last=|first=|date=17-04-2019|website=Tuổi Trẻ Online|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế khiến tình trạng tham nhũng xảy ra thường xuyên ở mọi cấp độ trong hệ thống dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Chi phí đầu tư công mà Việt Nam phải bỏ ra để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Hệ số [[ICOR]] của Việt Nam trong các năm 2001-2006 là 5,1, nghĩa là cần 5,1 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp rưỡi đến gấp hai nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, chỉ số này đã tăng lên 10,52, tức là gấp khoảng 3,5 lần [[Hàn Quốc]][[Đài Loan]] giai đoạn 1961-1980, gấp 2,5 lần [[Thái Lan]] giai đoạn 1981-1995 và Trung quốc giai đoạn 2001-2006.<ref>{{Chú thích web|url=http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1898/hieu-qua-dau-tu-cua-viet-nam-so-voi-cac-nuoc|title=Hiệu quả đầu tư của Việt Nam so với các nước|last=|first=|date=18-12-2014|website=Đại học Duy Tân|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
Một nghiên cứu của Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vào tháng 5 năm 2014 đã liệt kê hàng loạt cam kết hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam sau khi ký kết các hiệp định kinh tế như [[Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương]] (TPP) hay [[Hiệp định thương mại tự do|Hiệp định Tự do thương mại]] (FTA) với EU.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html|title=Cải cách thể chế từ câu hỏi chưa có lời giải|last=|first=|date=|website=Thời báo Kinh tế Sài Gòn|archive-url=http://web.archive.org/web/20140503165127/http://www.thesaigontimes.vn/114301/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-chua-co-loi-giai.html|archive-date=2014-05-03|dead-url=|access-date=}}</ref> Chẳng hạn, một số FTA, đặc biệt là TPP mà Việt Nam đàm phán có cam kết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng yêu cầu tất cả DNNN cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không trợ cấp cho DNNN; minh bạch hóa quản lý DNNN. Nội dung cam kết này, theo Bộ Ngoại giao, sẽ đặt ra thách thức về thể chế kinh tế.
 
* Thứ nhất, cơ chế “xin - cho” thời gian qua đã thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên lưng người khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh. Việc xóa bỏ cơ chế này đang gặp nhiều trở lực do sức ỳ lớn của nhiều DNNN và các nhóm lợi ích hưởng lợi từ cơ chế này.
Hàng 39 ⟶ 38:
Nhiều người cho rằng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ.
 
*Về câu hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [[Bùi Quang Vinh]] trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013 đã trả lời rằng, ''"Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm"'',<ref name=":0" /> với hàm ý rằng đây là mô hình mới và Việt Nam vẫn đang trong quá trình tìm cách định hình nó.
 
* Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ [[an sinh xã hội]] phổ cập đối với người dân.<ref name=":1">{{Chú thích web|url=http://vneconomy.vn/20130321100442894P0C9920/ban-khoan-the-che-kinh-te-trong-du-thao-hien-phap.htm|title=Băn khoăn thể chế kinh tế trong dự thảo Hiến pháp|last=|first=|date=|website=VnEconomy|archive-url=http://web.archive.org/web/20130323192304/http://vneconomy.vn/20130321100442894P0C9920/ban-khoan-the-che-kinh-te-trong-du-thao-hien-phap.htm|archive-date=2013-03-23|dead-url=|access-date=}}</ref> Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức và khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ (ở Mỹ, nhà nước không quản lý tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới trên 40 triệu người dân không có [[bảo hiểm y tế]]).<ref name=":1" /> Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo. Ông Lập đặt vấn đề: ''"Câu hỏi tại sao sau hơn hai mươi năm chuyển sang kinh tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh... phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" này?"'' Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa nhà nước và thị trường sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào nhà nước.<ref>[http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/4364/ban-khoan-the-che-kinh-te-trong-du-thao-hien-phap Băn khoăn thể chế kinh tế trong dự thảo Hiến pháp] thuvienphapluat, 23.03.2013</ref>
 
* Bà [[Phạm Chi Lan]], nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng [[Võ Văn Kiệt]] và [[Phan Văn Khải]], bàn về bức thư viết ngày 9 tháng 8 năm 1995 của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó: ''"Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam, Việt Nam vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy"''.{{Citation needed}}
 
* Tại hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035", ông [[Bùi Tất Thắng]], Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá rằng: ''"Quá trình đổi mới tư duy sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong vòng 15 năm vừa qua là hành trình “dò đá qua sông”. Quá trình này rất dò dẫm về lý thuyết, lý luận, nhận thức về mô hình mới vẫn chưa rõ ràng nên gây khó cho việc hoạch định chính sách"''.<ref>{{Chú thích web|url=https://vtc.vn/kinh-te-viet-nam-mat-15-nam-chi-de-do-da-qua-song-d220716.html|title=Kinh tế Việt Nam: Mất 15 năm chỉ để 'dò đá qua sông'|last=|first=|date=2015-08-29|website=Báo điện tử VTC News|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
==Thăm dò ý kiến==