Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chân Hoàn truyện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
 
'''Ghi chú''': Nhân vật này được xây dựng dựa trên hình mẫu lịch sử về ''[[Sùng Khánh Hoàng thái hậu]]'' đời Nhà Thanh, tuy có nhiều hư cấu nhưng vẫn mang nét chính được lịch sử ghi chép
||Minh Ý Hoàng Thái hậu Chân Huyên
|-
|'''[[Thái Thiếu Phân]]'''<br/>蔡少芬||'''[[Hiếu Kính Hiến hoàng hậu|Ô Lạt Na Lạp Nghi Tu]]'''<br/>(烏拉那拉•宜修)|| '''Cảnh Nhân cung'''<br/>(景仁宮)||align=left|<small>Ung thân vương Trắc phúc tấn (雍亲王侧福晋) → Ung thân vương Phúc tấn (雍亲王福晋) → Hoàng hậu (皇后) → '''Cảnh Nhân Cung Hoàng hậu''' (景仁宮皇后) (không có thụy hiệu)</small><br> Mãn quân Tương hoàng kỳ Ô Lạt Na Lạp thị thứ nữ, xuất thân là con vợ lẽ, em gái của '''Thuần Nguyên hoàng hậu''', cháu gái của Thái hậu. Người tinh thông y lý, tâm cơ thâm sâu khó đoán, nhiều mưu kế, bị đích thứ tôn ti ám ảnh, hận thù sâu sắc.
<br/>* Tại Vương phủ, sinh hạ Đại a ca [[Hoằng Huy]], nhưng lên 3 tuổi thì chết, ngay khi đó chị là Thuần Nguyên hoàng hậu lại mang thai Nhị a ca, khiến Nghi Tu sinh lòng oán hận. Khi Thuần Nguyên mang thai, lén đánh tráo thức uống, đồ ăn dẫn đến băng huyết và sinh tử thai.<br/>* Về sau không thể sinh con, bày mưu hại chết [[Tề phi]] để lấy con của Tề phi là Tam a ca '''Hoằng Thời''' làm con của mình, mưu đồ muốn trở thành Hoàng thái hậu độc nhất. Nội tâm thâm hiểm, hãm hại rất nhiều tần phi có thai, hoặc khiến họ không thể mang thai. Đứng đằng sau rất nhiều vụ làm hại phi tần có thai trong hậu cung, trong đó có lần sảy thai của '''Hân quý nhân,''' '''Phú Sát quý nhân''' và Chân Hoàn.<br/>* Ung Chính Đế biết rõ chân tướng cái chết của Thuần Nguyên, định bụng ra chỉ Phế hậu (tập 72), nhưng Thái hậu lâm chung viết di chiếu ''”Ô Lạt Na Lạp thị bất xuất phế hậu”''. Ung Chính cho thu hồi lại thánh chỉ sắc phong, Hoàng hậu kim sách và phụng ấn, giam cầm vĩnh viễn ở Cảnh Nhân cung, đến chết không gặp lại.<br/>* Tập cuối, Tứ a ca kế vị, Chân Hoàn đến vấn an, cho biết không phong Nghi Tu làm Thái hậu mà chỉ tôn làm Hoàng hậu như cũ, gọi là Cảnh Nhân cung Nương nương, uất ức mà chết. Sau khi mất, hạ táng tại Phi lăng, là lăng của các Phi tần. <br/>* Theo ý nguyện của Ung Chính, Chân Hoàn quyết định xóa sạch mọi ghi chép về Nghi Tu, khi chết chỉ táng với nghi lễ dành cho phi tần vào Phi lăng của Ung Chính. Mọi hoạt động của Nghi Tu khi còn tại thế đều đồng nhất hành trạng với Thuần Nguyên hoàng hậu, tức '''Hiếu Kính Hiến hoàng hậu''' trong lịch sử.
||Ôn Dụ Hoàng hậu Chu Nghi Tu
|-
 
|'''[[Tưởng Hân]]'''<br/>蔣欣||'''[[Đôn Túc hoàng quý phi|Niên Thế Lan]]'''<br/>(年世蘭)||'''Dực Khôn cung'''<br/>(翊坤宮)<br/>'''Lãnh cung''' <br/> (冷宮)||align=left|<small>Ung Thân vương Trắc phúc tấn (雍亲王侧福晋) → Hoa phi (華妃) → Hoa quý phi (華貴妃) → Niên phi (年妃) → Hoa phi (華妃) → Niên đáp ứng (年答應) → Đôn Túc Quý phi (敦肅貴妃; truy phong) → '''Đôn Túc Hoàng Quý phi''' (敦肅皇貴妃; truy phong) </small><br> Xuất thân Hán quân Tương hoàng kì, em gái của [[Niên Canh Nghiêu]]. Danh gia vọng tộc, khuynh chấn thiên hạ nên Niên Thế Lan rất cuồng bạo, áp chế cả Hoàng hậu. Nhờ xuất thân hiển hách và có nhan sắc mỹ lệ, Thế Lan từng được Ung Chính sủng ái nhất trước khi Chân Hoàn nhập cung, ban cho thứ hương liệu quý hiếm duy nhất gọi là Hoan Nghi hương.
<br/>* Do muốn độc chiếm sự sủng ái nên đố kị nhiều phi tần, đặc biệt là Chân Hoàn và Thẩm Mi Trang, luôn bày mưu hãm hại 2 người, thành công ban đầu khi hãm hại Thẩm Mi Trang giả mang thai để tranh sủng, khiến Mi Trang bị giáng xuống làm Đáp ứng.<br/>* Có thủ hạ là '''Lệ tần''' và Quý nhân '''Tào Cầm Mặc'''. Vốn tính khí bá đạo, Niên Thế Lan rất hà khắc độc đoán, hành hạ và lợi dụng hai mẹ con Tào Cầm Mặc để tranh sủng khiến về sau Tào Cầm Mặc liên thủ với Chân Hoàn quay ra hãm hại.<br/>* Hoan Nghi hương thực chất có rất nhiều [[xạ hương]], do Ung Chính và Thái hậu chủ động phòng ngừa Niên Thế Lan có thai, vì nghi kị thế lực nhà họ Niên, lo rằng Niên Thế Lan sinh hạ Hoàng tử sẽ khiến Niên Canh Nghiêu càng có ý tạo phản.<br/>* Ở Vương phủ, khi đang có thai, do uống thuốc an thai của Đoan phi mà sẩy thai. Thực chất là Ung Chính và Thái hậu lén làm thuốc hủy thai, và Đoan phi là nước cờ thế thân. Sau đó, Niên Thế Lan bắt ép Đoan phi uống hồng hoa, làm cả đời Đoan phi không thể có thai được nữa.<br/>* Sau khi Niên Canh Nghiêu thất thế, Niên Thế Lan bị Tào quý nhân cùng Chân Hoàn liên thủ hạch tội, bị tước phong hiệu và giáng làm Đáp ứng.<br/>* Tập 42, vì âm mưu phóng hỏa thiêu chết Chân Hoàn nên bị ban cho tự sát, nhưng Niên Thế Lan nhất quyết không chịu. Chân Hoàn đến cho Niên thị biết chân tướng sự việc, việc Ung Chính dùng Hoan Nghi hương khiến Niên thị không thể có thai, và cái thai khi xưa cũng chính là do Ung Chính nhẫn tâm phá bỏ. Niên Thế Lan oán thán và đâm đầu tự sát.<br/>* Truy phong làm Quý phi, thụy hiệu Đôn Túc. Sau này được truy phong làm Hoàng Quý Phi.
||Hoa phi Mộ Dung Thế Lan
 
|-
|'''[[Trần Kiến Bân]]'''<br/>陳建斌||'''[[Ung Chính|Ái Tân Giác La Dận Chân]]'''<br/>(愛新覺羅•胤禛)||'''Dưỡng Tâm điện'''<br/>(養心殿)||align=left|<small>Ung Thân vương (雍亲王) → '''[[Thanh Thế Tông]] Ung Chính hoàng đế'''</small><br> Hoàng đế thứ năm của [[Nhà Thanh]], con trai thứ tư của [[Thanh Thánh Tổ]] Khang Hy hoàng đế, mẹ là [[Hiếu Cung Nhân hoàng hậu|Đức phi Ô Nhã thị]], sau được tôn làm Thái hậu. Được Chân Hoàn và Thuần Nguyên hoàng hậu gọi là '''Tứ lang'''. Khi còn trẻ, rất yêu thương Thuần Nguyên hoàng hậu. Về sau do Chân Hoàn dung mạo giống, nên sủng ái, dần dần yêu chân thành Chân Hoàn.
<br/>* Khi nạp Chân Hoàn làm phi tần, ông ban cho phong hiệu [Hoàn; 莞 ''nghĩa là cười''], đồng âm với tên tự của Thuần Nguyên hoàng hậu [Uyển Uyển; 菀菀].<br/>* Cùng với Thái hậu là chủ mưu trong việc ngăn ngừa Hoa phi có thai. Khi Hoa phi ở Vương phủ hoài thai, mượn tay Đoan phi giết hại thai nhi mới thành hình.<br/>* Nghi kị hoàng thân, ngoài Bát a ca [[Dận Tự|Doãn Tự]], Cửu a ca [[Dận Đường|Doãn Đường]] còn có cả Doãn Lễ. Khi Tam a ca [[Hoằng Thời]] bị mưu của Chân Hoàn xin cho Bát a ca Doãn Tự ân xá, Ung Chính tước hoàng đái của Hoằng Thời và đày làm con của Bát Gia, được giao cho Hằng thân vương quản thúc. <br/>* Ở tập 74, ép Chân Hoàn giết chết Doãn Lễ bằng rượu độc.<br/>* Cuối đời, nghe theo đạo sĩ được sắp xếp bởi Chân Hoàn, Ung Chính chuyên dùng đan dược, trong đó trộn lẫn [[lưu huỳnh]] và [[thủy ngân]]. Sau lại bị Ninh tần Diệp Lan Y dùng [[chu sa]] kích thích, thân thể nhìn ngoài kiện khang nhưng thực tế suy nhược trầm trọng.
||Càn Nguyên đế Huyền Lăng
|-
|'''[[Lý Đông Học]]'''<br/>李東學||'''[[Dận Lễ|Ái Tân Giác La Doãn Lễ]]'''<br/>(愛新覺羅•允禮)||'''Ngưng Huy đường'''<br/>(凝暉堂)||align=left|<small>Quả quận vương (果郡王) → Quả thân vương (果親王)</small><br/>Hoàng tử thứ 17 của [[Thanh Thánh Tổ]] Khang Hy hoàng đế, mẹ là Thư phi, là người Hán. Doãn Lễ tinh thông âm luật, giỏi thơ ca, theo phim truyện thì là người con rất được Khang Hy Đế sủng ái, do Thư phi là sủng phi của Khang Hy Đế. Điều này hoàn toàn là biên kịch/ tác giả Lưu Liễm Tử hư cấu, dựa vào nguyên tác Long Khánh Đế sủng ái Thư Quý phi Nguyễn thị mà thành.
<br/>* Trọng tình cảm, nhất kiến chung tình với Chân Hoàn. Khi Chân Hoàn tu hành ở Cam lộ tự, bị ức hiếp phải dời lên Lăng Vân phong, Doãn Lễ thường lui tới và nảy sinh tình cảm, sau chính thức yêu nhau (tập 49).<br/>* Tập 65 xảy ra biến cố, thành hôn cùng lúc với '''Hoán Bích''' và '''Mạnh Tĩnh Nhàn''', nhưng đều chỉ với vị trí Trắc phúc tấn. <br/>* Sau Ung Chính Đế phát hiện tình ý của Doãn Lễ đối với Chân Hoàn, bị điều đi trấn thủ [[Nhạn Môn quan]]. Sau 3 năm triệu về kinh sư, bị Ung Chính Đế ép Chân Hoàn hạ độc hại chết (tập 74). Khi phát tang cũng không thể công khai.<br/>* Là cha ruột của Thế tử [[Nguyên Triệt]] (do Mạnh Tĩnh Nhàn sinh ra); Lục a ca [[Hoằng Chiêm]] và [[Linh Tê công chúa]].
||Thanh Hà vương Huyền Thanh
|-
||'''[[Lan Hi]]'''<br/>斕曦||'''Thẩm Mi Trang'''<br/>(沈眉莊)||'''Tồn Cúc đường'''<br/>(存菊堂)<br/>'''Túy Ngọc hiên'''<br/>(碎玉軒)||align=left|<small>Thẩm quý nhân (沈貴人) → Huệ quý nhân (惠貴人) → Thẩm đáp ứng (沈答應) → Huệ quý nhân (惠貴人) → Huệ tần (惠嬪) → Huệ phi (惠妃) → Huệ quý phi (惠貴妃; truy phong)</small><br/> Xuất thân Hán quân Tương hoàng kì, con gái của Hiệp lĩnh Tế Châu '''Thẩm Tự Sơn''', con nhà gia giáo, đoan trang, tính tình khẳng khái, không tự hạ thấp mình cầu xin điều gì từ Hoàng đế. Mi Trang là chị em tốt của Chân Hoàn.
<br/>* Ban đầu nhập cung, là tân sủng đầu tiên của Ung Chính, rất có triển vọng và được Ung Chính lẫn Thái hậu sủng ái. Nơi ở Tồn Cúc đường là do chính Ung Chính sửa từ tên cũ. Lúc ban đầu, Thẩm Mi Trang đối với Ung Chính rất kính trọng và luôn mong muốn mình trở thành thế lực ban trợ Ung Chính, bảo vệ chị em tốt Chân Hoàn.<br/>* Ở tập 15, bị Hoa phi vu cáo giả mang thai để tranh sủng nên bị Ung Chính giáng xuống làm Đáp ứng. Sau đó tình cảm lạnh nhạt với Ung Chính, do đau lòng khi xưa Ung Chính không tin tưởng mình. Khi bị Hoa phi đầu độc bởi đồ vật bị nhiễm bệnh, được Ôn Thực Sơ tận tình cứu chữa nên về sau Mi Trang đem lòng yêu mến Ôn Thực Sơ.<br/>* Khi Chân Hoàn xuất cung, chăm sóc phủ dưỡng Thái hậu nên được phong làm Huệ tần. Rất quý mến và chăm sóc '''Lung Nguyệt công chúa''' trong thời gian Chân Hoàn ở Cam Lộ tự. Báo việc toàn gia họ Chân bị Hoàng hậu hãm hại, thúc đẩy ý định hồi cung của Chân Hoàn.<br/>* Ở tập 59, cùng Ôn Thực Sơ tư thông và hoài thai, ngụy tạo là con của Ung Chính. <br/>* Qua đời ở tập 64, do bị cung nữ của An Lăng Dung kích động qua sự kiện trích máu nghiệm thân, hãm hại Chân Hoàn của Hoàng hậu nên sinh khó băng huyết mà chết. Sinh ra công chúa duy nhất, gọi là '''Tịnh Hòa công chúa''', được phong làm Huệ phi, sau nhờ Chân Hoàn nhắc nhở Ung Chính nên được truy phong làm Huệ Quý Phi.
||Huệ Nghi Quý phi Thẩm Mi Trang
|-
||'''[[Đào Hân Nhiên]]'''<br/>陶昕然||'''An Lăng Dung'''<br/>(安陵容)||'''Diên Hi cung'''<br/>(延禧宮)||align=left|<small>An đáp ứng (安答應) → An thường tại (安常在) → An quý nhân (安貴人) → An tần (安嬪) → Ly phi (鸝妃)</small><br/>Xuất thân Hán quân Hạ ngũ kì, cùng với Chân Hoàn và Thẩm Mi Trang nhập cung, ban đầu là bộ ba chị em rất thân thiết. Trước khi cha là '''An Tỉ Hòe''' nhận quan tước Huyện thừa Tùng Dương, từng là lái buôn hương liệu, mẹ là [[Tô Châu]] kỹ nữ, rất rành rẽ hương liệu. Thân thể mỏng manh yếu đuối, có chất giọng trong trẻo.
<br/>* Do cha chỉ là Bát phẩm Huyện thừa, An Lăng Dung ban đầu vào cung rất bị khi dễ, tuy bên ngoài yếu đuối nhưng tâm can sâu thẳm, sinh ra hận thù vì cho rằng ai ai cũng khi dễ và lợi dụng mình.<br/>* Bị Hoàng hậu phát hiện bùa chú yếm hại Hoa phi, An Lăng Dung trở thành con cờ trong tay Hoàng hậu, giúp Hoàng hậu mưu hại không chỉ Chân Hoàn mà còn toàn bộ các tần phi khác.<br/>* Ở tập 26, là hung thủ ra tay với con mèo Tùng Tử, dùng hương liệu khiến nó trở tính, nhảy bổ vào Phú Sát quý nhân khiến Phú Sát thị bị sẩy thai.<br/>* Khi Chân Hoàn mang thai lần đầu, bị chấn thương do vết mèo cào khi đỡ Phú Sát quý nhân, An Lăng Dung vờ mang keo liền sẹo đến, giúp trị vết thương. Thực chất bên trong có đầy [[xạ hương]], khiến Chân Hoàn bị sảy thai ở tập 30. Trùng hợp việc này lại đổ tội được cho Hoa quý phi, khiến Hoa quý phi bị phế truất phong hiệu.<br/>* Do dưới trướng Hoàng hậu, An Lăng Dung không thể hoài thai. Đến tập 67, Hoàng hậu dùng kế cho uống thuốc tọa thai có dược lực cực mạnh khiến An Lăng Dung mang thai, nhưng thai khí rất yếu, không thể giữ được đứa trẻ. Hoàng hậu nhân đó muốn hãm hại Chân Hoàn, thế nhưng sự việc không thành. Lấy cớ mang long thai nên đã cứu được tội ăn hối lộ của phụ thân và được Hoàng Hậu tiến cử làm phi. Phong hiệu "Ly" do Hi Quý phi đề xuất với Ung Chính, thực chất là hạ nhục <br/>* Tập 68, Chân Hoàn tương kế tựu kế, vạch trần thủ đoạn của An Lăng Dung, khiến An thị bị giam ở Diên Hi cung, ngày ngày bị nô tài tát hai bên mặt. Sau đó nói chuyện với Chân Hoàn, ăn quả hạnh đắng tự sát. <br/>* Trước khi chết, nói với Chân Hoàn “Hoàng hậu giết Hoàng hậu”, ám chỉ cái chết của Thuần Nguyên hoàng hậu.
||Ly Âm Quý tần An Lăng Dung
|}
 
Dòng 91:
 
'''Ghi chú''': Đây là nhân vật giấu mặt, không xuất hiện trong toàn phim, chỉ được thể hiện thông qua lời kể, câu thoại của các nhân vật khác.
||Thuần Nguyên Hoàng hậu Chu Nhu Tắc
|-
|'''[[Lưu Tuyết Hoa]]'''<br/>劉雪華 ||'''[[Nhân Thọ hoàng thái hậu|Ô Nhã Thành Bích]]'''<br/>(烏雅•成璧)||'''Thọ Khang cung'''<br/> (壽康宮)||align=left|<small>Nữ quan (女官) → Đức quý nhân (德貴人) → Đức tần (德嬪) → Đức phi (德妃) → Hoàng thái hậu (皇太后) → '''Hiếu Cung Thái Hậu''' (孝恭太后; truy phong)</small><br>[[Bát kỳ|Mãn quân Chính hoàng kỳ]] Ô Nhã thị thứ nữ, phi tần của [[Thanh Thánh Tổ]] Khang Hi hoàng đế, mẹ sinh của '''Ung Chính''', biểu cô của '''Thuần Nguyên hoàng hậu''' và '''Nghi Tu'''. Không chuyện gì là không biết, tâm kế cao sâu.
<br/> * Năm xưa, cùng [[Long Khoa Đa]] có quan hệ ân ái, về sau bị Long Khoa Đa lợi dụng đưa vào cung, phò giúp chị của ông ta là [[Hiếu Ý Nhân hoàng hậu]] Đông Giai thị, dưỡng mẫu của Ung Chính khi còn thiếu thời. Tranh chấp sủng vị cùng Thư phi, [[Ôn Hi quý phi]] và [[Lương phi]], cực kì trải nghiệm.<br/> * Biết rõ mọi việc làm của Hoàng hậu Nghi Tu trong việc ám hại tần phi, song vì vinh quang của Ô Lạt Na Lạp thị và Ô Nhã thị, bà nhắm mắt làm ngơ hết mọi việc. Ngay cả việc Nghi Tu hại chết Thuần Nguyên hoàng hậu, bà cũng rất rõ.<br/> * Ở tập 49, sau khi giết chết [[Niên Canh Nghiêu]], Ung Chính ám thị Thái hậu phải thủ tiêu Long Khoa Đa. Sau khi rượu độc chết Long Khoa Đa, bà ngã bệnh triền miên do thương nhớ.<br/> * Trước khi qua đời, lập di chiếu cản trở Ung Chính không được phế bỏ Nghi Tu, ''"Ô Lạt Na Lạp thị bất năng xuất Phế hậu"'', bảo vệ toàn vẹn vinh hoa của Ô Lạt Na Lạp thị và Ô Nhã thị. Cuối cùng, Ung Chính giam cầm vĩnh viễn Nghi Tu trong Cảnh Nhân cung.
||Chiêu Thánh Hoàng Thái hậu Chu Thành Bích
|-
|'''[[Lưu Nham (diễn viên)|Lưu Nham]]'''<br/>劉岩 ||'''[[Thuần Dụ Cần phi|Thư Thái phi]]'''<br/>(舒太妃)||'''An Tê quán'''<br/> (安棲觀)||align=left|<small>Thư phi (舒妃) → Thư thái phi (舒太妃) → '''Trùng Tĩnh nguyên sư''' (冲静元师)</small><br>[[Bát kỳ|Hán quân Hạ ngũ kỳ]] xuất thân, phi tần rất được sủng ái của [[Thanh Thánh Tổ]] Khang Hi hoàng đế, mẹ sinh của '''Doãn Lễ'''.
<br/> Tính tình hòa nhã, vô tranh với đời, sau khi Tiên đế băng thì xin xuất cung tu hành. Có tình cảm đặc biệt sâu đậm với Tiên đế.
||Thư Quý Thái phi Nguyễn Yên Nhiên
|-
|'''[[Lam Doanh Oánh]]'''<br/>藍盈瑩 ||'''Hoán Bích'''<br/>(浣碧)<br/>'''Nữu Hỗ Lộc Ngọc Ẩn'''<br/>(钮祜禄•玉隱)||'''Chân phủ'''<br/> (甄府)<br/>'''Túy Ngọc hiên'''<br/>(碎玉軒)<br/>'''Vĩnh Thọ cung'''<br/>(永壽宮)<br/>'''Quả quận vương phủ Thường Thanh các'''<br/>(果郡王府常青閣)||align=left|<small>Chân Hoàn bồi giá thị nữ (甄嬛陪嫁侍女) → Quả quận vương Trắc phúc tấn (果郡王侧福晋) → Quả quận vương Phúc tấn (果郡王福晋; truy phong)</small> <br>'''Chân Hoàn''' nghĩa muội, '''Chân Ngọc Nghiêu''' nghĩa tỉ, thực chất là chị em ruột cùng cha khác mẹ của Chân Hoàn và Ngọc Nghiêu. Mẹ của Hoán Bích là một nữ tữ xuất thân con nhà tội thần, do '''Chân Viễn Đạo''' lén lút tư thông mà có Hoán Bích.
Dòng 130:
||Bình Dương vương Huyền Phần
|-
|'''[[Từ Lộ (diễn viên)|Từ Lộ]]'''<br/>徐璐 ||'''Chân Ngọc Nghiêu'''<br>(甄玉嬈)<br>'''Nữu Hỗ Lộc Ngọc Nghiêu'''<br>(钮祜禄•玉嬈)||'''Chân phủ'''<br>(甄府)<br>'''Vĩnh Thọ cung Vĩnh Bảo đường'''<br>(永壽宮永寶堂) ||align=left|<small>Thận quận vương Phúc tấn (慎郡王福晉)</small><br>Con gái út trong gia đình họ Chân, em gái của Chân Hoàn và Hoán Bích. Tính tình mạnh mẽ, dung mạo xinh đẹp, không yêu thích làm tì thiếp của người khác.
<br/>* Dung mạo tương tự Thuần Nguyên hoàng hậu, được Ung Chính có ý nạp làm Tần phi. Sau Ngọc Nghiêu khéo léo từ chối, lại lợi dụng được sự sủng ái của Ung Chính mà khiến gia đình được giải oan, Qua Nhĩ Giai thị gia tộc toàn bộ bị trảm sát.
<br/>* Cùng Thận bối lặc Doãn Hi tương ái, được Ung Chính tứ hôn (ở tập 66). Án theo nghi lễ của '''Đa La cách cách''' (多羅格格)<ref>'''Đa La cách cách''' (多羅格格) là tiếng Mãn Châu, nghĩa tương ứng với '''Huyện chúa''' (縣主). Theo Thanh triều chế độ, con gái của Thế tử và Quận vương mới được phong tước vị này.</ref> mà chuẩn bị.
||Bình Dương vương phi Chân Ngọc Nghiêu
|-
|'''[[Ổ Lập Bằng]]'''<br/>鄔立鵬 ||'''[[Hoằng Thời|Ái Tân Giác La Hoằng Thời]]'''<br>(愛新覺羅•弘時)||'''A Ca sở'''<br>(阿哥所)||align=left|<small>Tam a ca (三阿哥)</small><br>Con trưởng thành niên của Ung Chính, mẹ là [[Tề phi]] Lý thị, con gái Tri phủ Lý Văn Phúc. Sau khi Tề phi tự sát, được Hoàng hậu Nghi Tu nuôi dưỡng.
<br>* Tính tình nhút nhát, do không dụng công chăm học nên không được Ung Chính yêu thích. Trong tập 69, cự tuyệt cháu gái của Hoàng hậu là [[Kế Hoàng hậu|Thanh Anh]], đem lòng yêu thích sủng thiếp của cha mình là Anh Quý nhân. Khiến Anh Quý nhân bị ban chết.
<br>* Trong tập 71, do bị Tứ a ca Hoằng Lịch ngầm hại, xin Ung Chính tha bổng cho [[Dận Tự|Doãn Tự]], [[Dận Đề|Doãn Đề]] cùng Hoàng hậu, bị Ung Chính đại nộ mà tước đi Hoàng đái, giáng làm con trai của Doãn Tự, đưa cho Hằng thân vương giáo dưỡng.
||Tề vương Dữ Li
|-
|'''[[Vương Văn Kiệt]]'''<br/>王文杰 ||'''[[Càn Long|Ái Tân Giác La Hoằng Lịch]]'''<br>(愛新覺羅•弘曆)||'''Viên Minh viên'''<br>(圓明園)<br>'''A Ca sở'''<br>(阿哥所)<br>'''Dưỡng Tâm điện'''<br>(養心殿)||align=left|<small>Tứ a ca (四阿哥) → Bảo thân vương (寶親王) → '''[[Thanh Cao Tông]] Càn Long hoàng đế'''</small><br>Con trai thứ hai thành niên của Ung Chính. Mẹ là cung nữ '''Lý Kim Quế''', một cung nữ xấu xí của Nhiệt Hà hành cung. Sau khi sinh Hoằng Lịch, băng huyết mà chết, Hoằng Lịch từ đó được các Nhũ mẫu nuôi dưỡng trong Viên Minh viên.
Dòng 145:
<br>* Từ nhỏ tự ti vì xuất thân, sau được Ung Chính ban chỉ, nhận Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc Chân Hoàn làm mẹ ruột.
<br>* Tài trí thông minh, nhưng luôn biết phấn đấu và ẩn mình, không lộ rõ tâm cơ. Cùng Chân Hoàn lên mưu kế hạ bệ Tam ca Hoằng Thời, từ đó khiến Hoàng hậu không còn căn cơ nương tựa.
||Chính Chương đế Dữ Nhuận
|}
 
=== Tuyến nhân vật hậu phi ===
*'''Tề Nguyệt Tân''' (齊月賓): nguyên là ''Đoan phi'' (端妃), xây dựng trên hình tượng Đoan Quý phi Tề Nguyệt Tân (端貴妃齊月賓) và một phần hành trạng của Trinh Nhất Phu nhân Từ Yến Nghi (貞一夫人徐嬿儀) trong nguyên tác, là phi tần của Ung Chính khi còn ở tiềm để. Tính tình rất hiền từ lương thiện, quý mến Chân Hoàn, phẫn uất Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, yêu trẻ con. Xưa bị Ung Chính (lúc còn là Ung Thân vương) mượn tay loại bỏ cái thai của Niên Thế Lan. Sau bị Niên thị trả thù, chuốc độc hồng hoa nên cả đời đau ốm, vô sinh. Sau khi Tương Tần mất được giao nuôi [[Ôn Nghi công chúa]]. Từ vị Đoan phi, trở thành [[Hoàng quý phi]] rồi '''Hoàng quý thái phi''' (皇貴太妃). Nơi ở [[Diên Khánh điện]] (延慶殿).
* '''Phùng Nhược Chiêu''' (馮若昭): nguyên là ''Kính tần'' (敬嬪), xây dựng trên hình tượng Đức phi Phùng Nhược Chiêu (phi德妃馮若昭); tầnlà Cách cách của Ung Chính khi còn ở tiềm để, ngụ tại [[Hàm Phúc cung]] (咸福宮), sau được sắc phong ''Kính phi'' (敬妃), ''Kính quý phi'' (敬貴妃), cuối phim trở thành '''Kính Quý thái phi''' (敬貴太妃). Tính tình hiền từ nhưng khôn ngoan, không tranh sủng với các phi tần khác, đứng về phía Chân Hoàn. Sau khi Chân Hoàn đến Cam lộ tự thì Kính phi trở thành dưỡng mẫu của [[Lung Nguyệt công chúa]]. Từng có mâu thuẫn khi Chân Hoàn hồi cung để giành quyền nuôi Lung Nguyệt công chúa nhưng 2 người sớm hóa giải hiểu lầm và lấy lại hòa khí.
*'''Diệp Lan Y''' (葉瀾依): xây dựng trên hình tượng Diễm tần Diệp Lan Y trong bản tiểu thuyết; vốn là một cung nữ thuần dưỡng ngựa, sau trở thành phi tần của Ung Chính. Tính tình thẳng thắn, cương trực, lúc nào cũng lạnh lùng nên được Ung Chính yêu thích nhưng cô một lòng một dạ yêu Quả quận vương [[Doãn Lễ]]. Ban đầu ác cảm với Chân Hoàn vì chứng kiến Doãn Lễ đau khổ khi nàng hồi cung nhận sắc phong Hi Quý phi, nhưng về sau luôn đồng cảm và bảo vệ Chân Hoàn (điển hình là vụ Chân Hoàn bị vu khống tư thông với Ôn Thái y). Sau cô căm hận Ung Chính hạ độc Doãn Lễ mà ngấm ngầm đầu độc Ung Chính bằng [[chu sa|chu sa.]] Khi Càn Long Đế lên ngôi thì tự sát đi theo Doãn Lễ. Từ vị ''Đáp ứng'', trở thành ''Ninh quý nhân'' (寧貴人) và '''Ninh tần''' (寧嬪). Ngụ tại [[Xuân Hỉ điện]] (春禧殿).
*'''Dư Oanh Nhi''' (余鶯兒): cung nữ ở Ỷ Mai viên, giả mạo là người gặp gỡ Ung Chính trong đêm giao thừa nên được phong là ''Quan nữ tử'' (官女子), rồi ''Dư đáp ứng'' (余答應). Vì có tài hát [[Côn khúc]] nên được phong hiệu là '''Diệu Âm nương tử''' (妙音娘子). Bị Hoa phi lợi dụng hại Chân Hoàn. Sau này bị Ung Chính ban chết ở lãnh cung. Ngụ tại [[Chung Túy cung]] (鍾粹宮).
*'''Qua Nhĩ Giai Văn Uyên''' (瓜爾佳·文鴛): xây dựng trên hình tượng Kỳ Quý tần Quản Văn Uyên và một phần hành trạng của Chiêu nghi Hồ Uẩn Dung trong nguyên tác; sơ phong ''Kỳ quý nhân'' (祺貴人), là con gái của '''Ngạc Mẫn''' (鄂敏), kẻ vu oan cha của Chân Hoàn là Chân Viễn Đạo. Vì hận Chân Hoàn dành chủ Trữ Tú cung cho Hân quý nhân, cô đã vu cáo Chân Hoàn tư thông '''Ôn Thực Sơ''', kết cục là bị giam vào lãnh cung. Ung Chính nhân việc Văn Uyên bất kính mà điều tra lại vụ án Ngạc Mẫn vu oan Chân Viễn Đạo. Kết cục Ngạc Mẫn tuyệt vọng tự sát trong ngục, toàn bộ gia tộc Qua Nhĩ Giai thị đều bị xử tội. Qua Nhĩ Giai Văn Uyên trốn khỏi lãnh cung đến cầu xin tha cho người nhà nhưng sau bị đánh chết. Từ vị ''Kỳ quý nhân'', sắc phong làm '''Kỳ tần''' (祺嬪), rồi lại giáng làm Quý nhân. Ngụ tại [[Trữ Tú cung]] (儲秀宮).
*'''Tào Cầm Mặc''' (曹琴默): xây dựng trên hình tượng Tương Mục phi Tào Cầm Mặc trong nguyên tác; sơ phong Quý nhân, là phi tần của Ung Chính khi còn ở tiềm để, có con gái là [[Ôn Nghi công chúa]]. Nàng là cánh tay đắc lực của Hoa phi, nuôi tham vọng và dã tâm lớn với mục đích bảo vệ Ôn Nghi công chúa. Sau phản lại Hoa phi, liên thủ với Chân Hoàn. Vì có công vạch tội Hoa phi, được phong làm '''Tương tần''' (襄嬪). Cuối cùng bị Hoàng đế và Hoàng thái hậu sai người bên cạnh hạ độc chết. Ngụ tại [[Cảnh Dương cung]] (景陽宫).
*'''Tề phi''' (齊妃): xây dựng trên hình tượng Cung Cẩn Hiền phi Thang Tĩnh Ngôn và Chiêu nghi Lục thị trong nguyên tác; đứng về phía Hoàng hậu, kém cỏi và ngu ngốc, mẹ của Tam a ca, trưởng hoàng tử của Ung Chính. Sau bị Hoàng hậu ép phải tự sát để giành nuôi Tam a ca [[Hoằng Thời]] và không muốn Tề Phi lên ngôi Thái Hậu cùng mình. Ngụ ở [[Trường Xuân cung]] (長春宮).
*'''Phương Thuần Ý ''' (方淳意): xây dựng trên hình tượng Thuần Mẫn phi Phương Thuần Ý trong nguyên tác;sơ phong ''Thuần thường tại'' (淳常在), tâm tính ngây thơ và lương thiện, trẻ con, rất quý Chân Hoàn. Vì nghe được việc Hoa Phi ăn hối lộ nên bị [[Châu Ninh Hải]] - công công theo hầu Hoa phi dìm nước chết. Truy phong làm ''Thuần quý nhân'' (淳貴人).
*'''Lữ Doanh Phong ''' (欣貴人): xây dựng trên hình tượng Hân phi Lữ Doanh Phong và Khánh Quý tần Chu Bội trong nguyên tác; sơ phong Hân thường tại, một phi tần không được sủng ái nhưng vẫn trụ vững để trở thành thái tần khi Càn Long kế vị. Bình an mà sống trong cung, không tranh sủng với ai, cũng không khinh khi ai. Giữ đúng lễ nghĩa, đúng bổn phận của mình. Sau này, do bị Kỳ Quý nhân tranh sủng và chèn ép nên chủ động đến bày tỏ ý muốn theo Chân Hoàn. Từ vị ''Hân thường tại'' thành ''Hân quý nhân'', dần thành ''Hân tần'' (欣嬪) rồi '''Hân tháiThái tần''' (欣太嬪). Ngụ tại [[Trữ Tú cung]] (儲秀宮).
*'''Lệ tần''' (麗嬪): một phi tần dưới trướng của Hoa Phi, vì nghe lời Hoa Phi hãm hại Chân Hoàn nên bị Chân Hoàn dọa ma đến mức phát điên, phải sống trong lãnh cung suốt đời. Ngụ tại [[Khải Tường cung]] (啟祥宮).
*'''Kiều Tụng Chi''' (喬頌芝): xây dựng trên hình tượng Tuyển thị Kiều thị trong nguyên tác; vốn là thị nữ hồi môn của Hoa phi, sau Hoa phi bị thất sủng phải cất nhắc Tụng Chi hầu Ung Chính. Sau lần thị tẩm Tụng Chi được phong làm ''Đáp ứng'' (答應), đoạt được sự sủng ái nhất thời của Ung Chính. Tuy nhiên Ung Chính chỉ sủng hạnh cô để anh em Niên tướng quân và Hoa phi mất cảnh giác. Sau khi Hoa phi bị phế làm Đáp ứng thì trở lại làm cung nữ hầu hạ nàng.
*'''Phú Sát Nghi Hân (Phú Sát quý nhân)''' [富察·仪欣(富察贵人)]: xây dựng trên hình tượng Điềm tần Đỗ Bội Quân và Phương nghi Tần thị trong nguyên tác; phi tần cùng đợt nhập cung với Chân Hoàn. Xuất thân danh giá nên ngạo mạn. Khi được mang long thai, càng ỷ sủng sinh kiêu, nên bị An Lăng Dung gián tiếp hại sảy thai. Sau vì sinh sự với Chân Hoàn, bị Chân Hoàn dọa đến phát điên, bị cấm túc giam lỏng trong cung suốt đời. Ngụ tại [[Diên Hi cung]] (延禧宮).
*'''Hạ Đông Xuân''' (夏冬春): sơ phong ''Thường tại'' (常在), phi tần ở đợt tuyển đầu, tính tình tự cao, do một lần gây rối trong cung nên đã bị Hoa phi ban ''Nhất Trượng Hồng'' mà trở nên tàn phế, bị đày vào lãnh cung. Ngụ tại [[Diên Hi cung]] (延禧宮).
*'''Phương Quý Nhân''': Phi tần bên cạnh hoàng thượng trước kia. Từng là quý nhân đắc sủng có thai. Sau này vô cớ trượt chân xảy thai, đau khổ quá độ làm mất lòng hoàng thượng, buông lời oán trách vu cáo Hoa Phi làm xảy thai nên bị đày vào lãnh cung. Ngụ tại Toái Ngọc Hiên (*Nhân vật này chỉ qua lời kể vài tập đầu và thoáng xuất hiện trong tập 33 lúc Chân Hoàn vì mất con mà đau lòng quá độ, trở nên bất cần với ân sủng, Thẩm My Trang dẫn Chân Hoàn vào lãnh cung để Chân Hoàn nhận ra quay lại với Hoàng Thượng)