Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 581:
[[Giáo dục Việt Nam Cộng hòa#Triết lý giáo dục|Triết lý giáo dục]] của Việt Nam Cộng hòa là "nhân bản, dân tộc và khai phóng". Điều này ghi trong tài liệu ''Những nguyên tắc căn bản'' do Bộ Giáo dục ấn hành năm [[1959]] và sau đó được ghi lại trong [[Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967]].<ref name="NTL"/> Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam Cộng hòa lại chưa có văn bản cụ thể hóa cách hiểu ba nguyên tắc này là như thế nào, vì vậy, khi áp dụng những nguyên tắc này vào thực tế thì bị lúng túng, vá víu. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa cũng ghi nhận "nhà nước cố gắng xây dựng nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "giáo dục đại học được tự trị" và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".<ref>{{chú thích web|url=http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_H%C3%B2a_1967|title=Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967}}</ref> Tuy nhiên, do ngân sách giáo dục eo hẹp, hệ thống trường học thiếu thốn và không có chính sách khuyến học hiệu quả nên có nhiều trẻ em nghèo vẫn không thể đến trường. Chỉ khoảng 24% tổng số thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học<ref name="Viet-Nam 1970"/><ref name="Nguyen Ngoc Bich et al., tr. 43"/>. Nội san AĐS cho biết: ''“Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”''<ref>Theo Thanh Nam; Sđd; tr. 98-99</ref> Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số<ref name="NTL6-72"/>, 30% còn lại vẫn [[mù chữ]].
 
Trong suốt quá trình tồn tại, giáo dục Việt Nam Cộng hòa có sự hỗ trợ lớn cả về tài chính và nhân sự của Mỹ. MụcTheo [[Nguyễn Khắc Viện]], mục tiêu của Mỹ trong việc này là đào tạo nên đội ngũ cán bộ chính phủ chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa Mỹ<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954–1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 76–77</ref>. Nhiều bộ sách giáo khoa được lồng ghép nhiều [[Chủ nghĩa chống Cộng|mục tiêu chống Cộng]] của Việt Nam Cộng hòa, ví dụ sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 4 của Bộ giáo dục năm 1960 ghi rằng "''Cộng sản là những kẻ phản bội gia đình, đất nước và tôn giáo''"<ref>American neo-colonialism in South Vietnam (1954–1975). No 69. Xunhasaba. Nguyễn Khắc Viện and Phong Hien, Trang 88</ref>. Có quan điểm cho rằng các môn học về xã hội (lịch sử, địa lý) thời Việt Nam Cộng hòa thường nặng về ca tụng sự viện trợ của Pháp, Mỹ, nền độc lập giả hiệu của chế độ tay sai và biện minh cho hành động xâm lược của ngoại quốc<ref>[https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N4193/Giao-duc-Viet-Nam-thoi-ky-1945-%E2%80%93-1954:-Dien-trinh,-thanh-tuu-va-kinh-nghiem.htm GIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 – 1954: DIỄN TRÌNH, THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM], Ngô Đăng Tri, Đại học Quốc gia Hà Nội</ref>.
 
== Y tế ==