Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 365:
 
Sáu tháng sau khi tuyên chiến, tháng 6 năm 1942, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau một trận lớn giữa Thái Bình Dương tại [[Trận Midway|Midway]]. Kết quả sau trận đánh, quân Nhật thất bại nặng nề: 4 hàng không mẫu hạm, 1 tuần dương hạm bị đánh chìm, cộng thêm 330 máy bay. Phía Mỹ chỉ mất 1 hàng không mẫu hạm, 1 khu trục hạm và 147 máy bay. Qua trận đánh này, không chỉ mất đi sức mạnh hàng không mẫu hạm, người Nhật còn mất rất nhiều những phi công hải quân được huấn luyện tốt nhất. Đây cũng là trận đánh đánh dấu lần thất bại đầu tiên của hải quân Nhật trong lịch sử cận đại. Trận Midway do đó được xem là bước ngoặt của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
 
Trong khi đó, quần đảo Solomon bị người Nhật chiếm lấy vào tháng 4 năm 1942 nhưng vì ít quân nên Nhật chỉ chiếm một số đảo. Còn hải quân Nhật thì đóng tại [[Rabaul]], nằm trên [[new Britain|đảo New Britain]]. Sau đó, quân Nhật chọn đảo [[Guadalcanal]], nằm ở đông nam Solomon làm căn cứ tiền phương và xây dựng sân bay ở phía bắc đảo. Ngày [[7 tháng 8]], chiến dịch phản công trên bộ đầu tiên của quân Đồng Minh ở vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương bắt đầu khi Hoa Kỳ tung Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của họ với quân số khoảng 17.000 quân vào cuộc chiến ở quần đảo Solomon trong đó có 11.000 quân đổ bộ lên đảo Guadalcanal <ref name="chientranhthaibinhduong 1-190">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|1991|p=190}}</ref>. Hải quân Mỹ không ngừng đổ bộ thêm quân tăng viện lên đảo và đến tháng 1 năm 1943, số quân Mỹ có mặt trên đảo đã lên đến hơn 50.000 người. Trong khi đó, để tăng viện cho lực lượng bộ binh đang giao tranh, quân Nhật đã tổ chức các đoàn chuyển vận mà quân Đồng Minh gọi là "[[Tokyo Express]]", dẫn đến những cuộc hải chiến vào ban đêm với hải quân Đồng Minh. Tổng cộng đã có 6 trận hải chiến lớn diễn ra và kết thúc vào tháng 12 khi hải quân Nhật thất bại trong trận [[hải chiến Guadalcanal]], đồng nghĩa với nỗ lực chuyển quân cuối cùng của người Nhật cũng thất bại.
[[Tập tin:Marines rest in the field on Guadalcanal.jpg|trái|nhỏ|[[Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ]] đang hành quân trên đảo Guadalcanal, năm 1942]]
Trong khi đó, quần đảo Solomon bị người Nhật chiếm lấy vào tháng 4 năm 1942 nhưng vì ít quân nên Nhật chỉ chiếm một số đảo. Còn hải quân Nhật thì đóng tại [[Rabaul]], nằm trên [[new Britain|đảo New Britain]]. Sau đó, quân Nhật chọn đảo [[Guadalcanal]], nằm ở đông nam Solomon làm căn cứ tiền phương và xây dựng sân bay ở phía bắc đảo. Ngày [[7 tháng 8]], chiến dịch phản công trên bộ đầu tiên của quân Đồng Minh ở vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương bắt đầu khi Hoa Kỳ tung Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của họ với quân số khoảng 17.000 quân vào cuộc chiến ở quần đảo Solomon trong đó có 11.000 quân đổ bộ lên đảo Guadalcanal <ref name="chientranhthaibinhduong 1-190">{{harvnb|Lê Vinh Quốc|Huỳnh Văn Tòng|1991|p=190}}</ref>. Hải quân Mỹ không ngừng đổ bộ thêm quân tăng viện lên đảo và đến tháng 1 năm 1943, số quân Mỹ có mặt trên đảo đã lên đến hơn 50.000 người. Trong khi đó, để tăng viện cho lực lượng bộ binh đang giao tranh, quân Nhật đã tổ chức các đoàn chuyển vận mà quân Đồng Minh gọi là "[[Tokyo Express]]", dẫn đến những cuộc hải chiến vào ban đêm với hải quân Đồng Minh. Tổng cộng đã có 6 trận hải chiến lớn diễn ra và kết thúc vào tháng 12 khi hải quân Nhật thất bại trong trận [[hải chiến Guadalcanal]], đồng nghĩa với nỗ lực chuyển quân cuối cùng của người Nhật cũng thất bại.
 
Ngày [[31 tháng 12]], trong Hội nghị ngự tiền, Bộ tư lệnh Nhật Bản đã quyết định lệnh rút lui khỏi Guadalcanal. Từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1943, 10.630 lính Nhật đã thực hiện cuộc rút lui khỏi đảo. Ngày [[9 tháng 2]], Hoa Kỳ tuyên bố kết thúc chiến sự tại đây. chiến cuộc giành giật đảo Guadalcanal đã chấm dứt với thảm bại của quân đội Nhật. 24.000 lính Nhật chết từ đầu chiến dịch cho đến lúc rút quân, trong khi Hoa Kỳ có 7.100 người chết, hàng vạn người bị thương hoặc bị ốm đau do bệnh sốt rét và các hiểm họa khác trong rừng nhiệt đới<ref>{{harvnb|Frank Richard|1990|pp=598–618}}; và {{harvnb|Lundstrom John B.|2005 (bản mới)|p=456}}. Có 85 lính Australia bị giết trong [[trận chiến đảo Savo]]. Số người chết bao gồm 1.768 (lục quân), 4.911 (hải quân) và 420 (không lực). Bốn thành viên đội bay bị Nhật bắt sống trong [[Trận chiến quần đảo Santa Cruz]] đã sống sót đến hết chiến tranh({{harvnb|Clemens Martin|2004 (tái bản)|p=295}})</ref>. Sau trận đánh này, gió hoàn toàn đã xoay chiều, Đồng Minh bước vào giai đoạn phản công ồ ạt.<ref name="lichsuhiendai 167">{{harvnb|Hoàng Anh Thái (chủ biên)|2006|p=167}}</ref>