Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngao Sò Ốc Hến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
==Chuyển thể==
Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố định, chỉ lưu hành trong dân gian vùng [[Quảng Nam]].<ref name="baobinhdinh">[http://www.baobinhdinh.com.vn/HoikyDoitoi/2006/8/30741/ Một số khác biệt giữa tuồng Bình Định và Quảng Nam, tuồng LK5 và tuồng Bắc]</ref> Khoảng cuối năm 1959, nhà nghiên cứu sân khấu dân gian Việt Nam [[Hoàng Châu Ký]], bấy giờ là [[Tổng thưThư]] [[Hội nghệNghệ sĩ sân khấu Việt Nam]], đồng thời là thành viên Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu, đã cho dựng lại tuồng "Nghêu Sò Ốc Hến" và cho công diễn tại [[Nhà hát Tuồng Trung ương]] ([[Hà Nội]]), với dàn diễn viên gốc Quảng Nam, Bình Định, gồm [[Nguyễn Lai]] (Trùm Sò), [[Ngô Thị Liễu]] (bà Huyện), [[Minh Đức (nghệ sĩ)|Minh Đức]] (Thị Hến), [[Đinh Quả]] (Đề Lại),<ref>Các nghệ sĩ này về sau đều được phong danh hiệu [[Nghệ sĩ Nhân dân]]</ref> nghệ sĩ Kích (Ốc). Khi công diễn vở tuồng đã làm sôi nổi dư luận giới sân khấu, vì không ngờ trong vốn tuồng lại có loại vở hài tuyệt vời như thế.<ref name="baobinhdinh"/>
 
Với sự thành công của vở tuồng, nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký cùng với nhà nghiên cứu [[Tống Phước Phổ]] đã chỉnh lý và biên soạn lại kịch bản vào năm 1965. Đây là kịch bản chính thức đầu tiên của vở tuồng này.
Dòng 21:
==Một số câu thoại nổi tiếng==
[[Hình:thanhdienthanhkimhue.png|nhỏ|phải|280px|Huyện Trìa ([[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]]) và Thị Hến ([[Thanh Kim Huệ]]) trong vở cải lương "Ngao Sò Ốc Hến", năm 1982.]]
Tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam]], vở cải lương "Nghêu Sò Ốc Hến" do nghệ sĩ [[Năm Châu]] chuyển thể và nghệ sĩ [[Ba Vân]] làm đạo diễn, với các diễn viên [[Trường Xuân (nghệ sĩ)|Trường Xuân]] (Bói Ngao), [[Thanh Điền (nghệ sĩ)|Thanh Điền]] (Huyện Trìa), [[Thanh Kim Huệ]] (Thị Hến), [[Nam Hùng (nghệ sĩ)|Nam Hùng]] (Thầy Đề), [[Tô Kim Hồng]] (Bà Huyện), [[Giang Châu (nghệ sĩ)|Giang Châu]] (Trùm Sò)... đã trở thành một hiện tượng thành công của cải lương sau năm 1975, đến nỗinổi nhiều câu thoại trong vở trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng [[Kim Dung]] tại [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] trước năm 1975. Ví dụ như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: "Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà". Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong [[Truyện Kiều|''Truyện Kiều'']], đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.
 
Chỉ trong vòng 30 phút đầu của vở cải lương, người nghe có thể tìm thấy hàng chục câu "đanh ngôn" bất hủ. Mặc dù bối cảnh của câu chuyện có lẽ là xã hội Việt Nam phong kiến trước khi thực dân Pháp đến nhưng tính thời sự của những lời đối thoại vẫn còn đó.