Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 61:
=== Trở về Việt Nam ===
[[File:Page d'accueil du journal League, 09 janvier 1946.jpg|thumb|right|250px|Trang-nhất Đồng-Minh báo số ra ngày 09 tháng 01 năm 1946 tại Hà-nội.]]
[[File:Page d'accueil du journal League, 19 mai 1946.jpg|thumb|right|250px|Trang-nhất Đồng-Minh báo số 39 ra ngày 19 tháng 05 năm 1946 tại Hà-nội.]]
Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II, nhờ có Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) mà các đảng phái chống thực dân Pháp lưu vong tại miền Nam Trung Quốc nhận được sự công nhận và hỗ trợ của tướng [[Trương Phát Khuê]], tư lệnh quân khu IV (Quảng Đông - Quảng Tây). Tuy nhiên, từ tháng 5/1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh hoạt động tại các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc mà không lấy danh nghĩa Việt Cách khiến tướng Tiêu Văn (cấp dưới của Trương Phát Khuê phụ trách vấn đề Đông Dương) khó chịu. Tiêu Văn ủng hộ lãnh đạo Việt Cách là Nguyễn Hải Thần (người được kính trọng vì từng là đồng chí của [[Phan Bội Châu]]) tập hợp hàng trăm người Việt lưu vong để cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc vượt biên giới tấn công quân Nhật. Tuy nhiên, khi Nhật bất ngờ đầu hàng Đồng Minh, Tưởng Giới Thạch giao cho Lư Hán nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Lư Hán không có quan hệ với Việt Cách cũng như các đảng phái lưu vong khác của người Việt nhưng chấp nhận cho Tiêu Văn tham gia quân đội của ông.<ref>David G. Marr, [http://books.google.com.vn/books?id=CVMA0mk6_6kC&pg=PA410&hl=vi&source=gbs_toc_r&cad=3#v=onepage&q&f=false Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946)], page 410 - 412, California: University of California Press, 2013</ref>
 
Hàng 70 ⟶ 69:
Ngày 18 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945). Trong cuộc họp này, [[Nguyễn Hải Thần]] đại diện [[Việt Cách]] đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân quốc. [[Võ Nguyên Giáp]] dứt khoát không đồng ý. Theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ ''"chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc"''.<ref>Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 544 - 545</ref>
===Ký "Đoàn kết tinh thần" và thành lập Chính phủ liên hiệp===
[[File:Page d'accueil du journal League, 19 mai 1946.jpg|thumb|right|250px|Trang-nhất Đồng-Minh báo số 39 ra ngày 19 tháng 05 năm 1946 tại Hà-nội.]]
Ngày 20/8/1945, Việt Cách cùng quân đội Trung Hoa Dân quốc tiến vào Việt Nam. Ngày 30/9/1945, Nguyễn Hải Thần dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Tiêu Văn để thảo luận về việc loại bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiêu Văn tỏ ra không ủng hộ ý định của Nguyễn Hải Thần. Cuối tháng 10/1945, bảy đảng viên Việt Cách dưới quyền Nguyễn Hải Thần ký bản "Đoàn kết tinh thần" với Việt Minh theo đó Việt Cách sẽ liên kết với Việt Minh chống lại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sau đó nhiều người chối bỏ họ đã ký bản "Đoàn kết tinh thần". Nguyễn Hải Thần công khai bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Nam. Hàng loạt vụ đụng độ giữa Việt Minh và Việt Cách xảy ra khiến công chúng bị sốc và làm các chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc tại miền Bắc Việt Nam khó chịu. Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp.<ref name="books.google.com.vn"/>