Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tứ thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Thông thường người ta hay nói là: [[Tứ Thư]] [[Ngũ Kinh]].
 
Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của [[Nho giáo]], giống như [[Tam Tạng Kinh]] của [[Phật giáo]]. Các sách này là kinh điển của Nho giáo vàcòn là những tác phẩm văn chương cổ điển của [[Trung Quốc]].
 
Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: ''sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế'' nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.
Dòng 55:
*Chính trị học: Mạnh Tử chủ trương: ''Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh''. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời [[quân chủ chuyên chế]] đang thịnh hành.<br> Mạnh Tử nhìn nhận chế độ [[quân chủ]], nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.<br> Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.
 
Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
 
[[Trình Y Xuyên]] nói:
Dòng 61:
 
==Tổng kết==
Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị [[Tần Thủy Hoàng]] đốt sách chôn học trò, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn "tam sao thất bản". Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh.
 
Đầu tiên là hai anh em họ Trình: [[Trình Hạo]] ([[1032]]-[[1085]]) và [[Trình Di]] ([[1033]]-[[1107]]) hiệu là Y Xuyên, nghiên cứu, soạn tập và chú giải Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau đó [[Chu Hy]] ([[1130]]-[[1200]]) hiệu là Hối Am, bổ cứu và sắp đặt thành chương cú cho có thứ tự phân minh.