Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 370:
Sau đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư và tự phong mình là ''"Tổng thống Liên Xô"''. Ngày 29/8/1991, Gorbachev ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị, chấm dứt các hoạt động Đảng trong quân đội. [[Hồng quân Liên Xô]], thành trì quan trọng nhất bảo vệ nhà nước Xô Viết và Đảng Cộng sản Liên Xô, dù có lực lượng hùng mạnh nhưng đã hoàn toàn bị Gorbachev vô hiệu hóa do không còn công tác chỉ huy chính trị<ref name=qdnd />.
 
Không còn phải e ngại sự chống trả của Hồng quân Liên Xô, tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga là Boris Yeltsin ra sắc lệnh quốc hữu hóa tất cả các tài sản, trụ sở của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga. Yeltsin cũng ra sắc lệnh cấm tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga (dù bản thân ông ta cũng từng là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô). Đầu năm 1991, chính phủ 76 nước cộng hòa thành viên nhỏ (gồm Armenia, Estonia, Georgia, Latvia, Lithuania, và Moldova), chiếm 3,5% dân số Liên Xô, tuyên bố tẩy chay và không tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì Liên Xô (tuy nhiên các điểm bỏ phiếu vẫn được chính phủ Trung ương tổ chức, cử tri tại các nước này không bị cấm đi bầu cử nếu muốn và phiếu của họ vẫn được tính, ví dụ như Moldova vẫn có 841.507 cử tri đi bầu và 98,7% ủng hộ duy trì Liên Xô<ref>https://www.sudd.ch/event.php?lang=en&id=su011991</ref>) Sau cuộc đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Liên Xô về cơ bản đã không còn tồn tại từ cuối tháng 8/1991. Tâm lý người dân Liên Xô và các nước cộng hòa thành viên bị chấn động dữ dội khi hệ thống chính trị đầu não của đất nước bị giải thể. Ngay lập tức trong ngày hôm đó, Xô viết tối cao Ukraine tuyên bố độc lập, đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraine được tổ chức vào đầu tháng 12 năm 1991 với câu hỏi "Bạn có ủng hộ Đạo luật Tuyên ngôn Độc lập của Ukraine không?", 92.3% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập (kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3 năm đó khi đa số cử tri vẫn ủng hộ duy trì tư cách của Ukraine là một nước cộng hòa thành viên thuộc Liên Xô) <ref>Nohlen, D & Stöver, P (2010) Elections in Europe: A data handbook, page 1976 ISBN 9783832956097</ref> Một số nước thành viên khác cũng tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai, kết quả là đa số đều ủng hộ độc lập và tách khỏi Liên Xô (ở Estonia tỉ lệ ủng hộ độc lập là 78,4%, ở Litva là 93%, ở Georgia là 99,5%, ở Latvia là 74,9%, ở Armenia là 99,5% )<ref> Nohlen, D & Stöver, P (2010) Elections in Europe: A data handbook, page 1976 ISBN 9783832956097</ref> Liên Xô được thành lập dựa trên sự đoàn kết các nước cộng hòa thành viên có chung ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản, khi ý thức hệ này bị lãnh đạo các nước cộng hòa thành viên từ bỏ thì Liên Xô cũng tan rã.
 
Đến tháng 10, tình hình kinh tế của đất nước ngày càng có những chuyển biến vô cùng tồi tệ. Lương thực thực phẩm bị khan hiếm trên diện rộng khiến cho nhiều cuộc bạo loạn của nông dân nổ ra ở các vùng nông thôn, trong khi tỉ lệ [[lạm phát]] đã lên tới hơn 300%, các nhà máy giờ đây không còn đủ khả năng để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự trữ ở một số nơi thì gần như đã cạn kiệt. Tổng bí thư Gorbachev thỉnh cầu các nước phương Tây viện trợ lương thực khẩn cấp cho Liên Xô song bị từ chối <ref>{{cite book|last1=Gupta|first1=R.C.|title=Collapse of the Soviet Union|date=1997|publisher=Krishna Prakashan Media|location=India|isbn=978-8185842813|page=62|url=https://books.google.com/books?id=_UwroC6xtPQC&printsec=frontcover&dq=Collapse+of+the+Soviet+Union+Gupta&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwjUnrfJranRAhWFQiYKHZgOD7oQ6AEIHDAA}}</ref>. Các tổ chức kinh tế- tài chính toàn cầu như [[IMF]] và [[WB]] cũng tuyên bố rằng nền kinh tế của Liên Xô đã tê liệt và sự giúp đỡ của họ vào thời điểm này là vô ích. Chính phủ Liên Xô đã buộc phải quay sang nhận viện trợ lương thực và thuốc men từ [[Ấn Độ]] - một nước còn kém phát triển <ref>{{cite book|last1=Sarker|first1=Sunil Kumar|title=The rise and fall of communism|date=1994|publisher=Atlantic publishers and distributors|location=New Delhi|isbn=978-8171565153|page=94|url=https://books.google.com/books?id=rGf2b1nsn9cC&dq=economic+conditions+in+the+the+Soviet+Union+1991+food&source=gbs_navlinks_s}}</ref>.
Dòng 376:
Ngày [[8 tháng 12]] tại [[Minsk]], thủ đô của [[Belarus]], lãnh đạo ba nước cộng hòa [[Nga]], [[Belarus]] và [[Ukraina]] ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập [[Cộng đồng các Quốc gia Độc lập|Cộng đồng các quốc gia độc lập]] ([[Cộng đồng các Quốc gia Độc lập|SNG]]&nbsp;– ''Содружество Независимых Государств''), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày [[21 tháng 12]] tại [[Alma Alta]], thủ đô của [[Kazakhstan]], tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngày [[25 tháng 12]] năm 1991, lá cờ của Liên Xô trên nóc điện Kremlin bị hạ xuống và thay bằng lá cờ của [[Liên Bang Nga]], đánh dấu sự kiện Liên bang Xô Viết chính thức chấm dứt tồn tại. Khi Liên bang Xô-viết tan rã, tương ứng với Công ước Viên năm 1983, phân định tỷ lệ lãnh thổ của từng quốc gia trên cơ sở phân tích đóng góp và phần của các nước Cộng hòa được phân chia như sau: Nga có 61,34 %, Ukraina - 16,37%, Belarus - 4,13%, Kazakhstan - 3,86%, Uzbekistan - 3,27%, Gruzia - 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
 
Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc [[trưng cầu dân ý]] toàn Liên bang về việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Tổng cộng 148.574.606 cử tri tại các9 nước cộng hòa thành viên đã tham gia bỏ phiếu, với kết quả là 113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Tại hai nước cộng hòa lớn nhất là Nga và Ukraine, chiếm 70% dân số của Liên Xô, đa số cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên bang. Như vậy, phần lớn người dân Liên Xô vẫn muốn đất nước tồn tại. [[Nikolai Ivanovich Ryzkov]], nguyên Thủ tướng Liên Xô từ năm 1985 đến 1991 cho rằng: "''Sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện của đa số nhân dân, mà thực chất nó là quyết định của giới lãnh đạo cấp cao Liên Xô: thay vì cải cách mô hình kinh tế thì những nhà lãnh đạo này đã quay sang đập phá hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi chính họ tự ý ra quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng)''"<ref name="baodatviet">[http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/nguoi-trong-cuoc-noi-ve-gorbachev-3239182/ Người trong cuộc nói về Gorbachev], BÁO ĐẤT VIỆT,</ref>
 
Theo báo Quân đội nhân dân :"''Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của [[Sa hoàng]], cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc [[chiến tranh Vệ quốc vĩ đại]], rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành [[siêu cường]] thế giới. Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là vì các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô''"<ref name=qdnd />.