Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc tỷ truyền quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 3674943 của 117.5.62.226 (Thảo luận)
C1trus (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4:
 
==Ý nghĩa của ấn triện trước khi có ngọc tỷ==
Ấn triện thực chất là một con dấu. Thời cổ đại, ấn triện mang ý nghĩa là bằng chứng của quyền lực chính trị của người mang ấn. Với mỗi chức quan hay tướng quân đội đều có ấn và người cầm ấn được coi là người có thực quyền trong tay. Không còn ấn là không còn quyền. Viên quan nào bị tội phải bãi chức hay bị điều nhậm nơi khác thì phải trảitrả lại ấn cho triều đình.
 
Mỗi ấn triện quy định quyền hạn theo lĩnh vực, quan văn có ấn riêng và quan võ có ấn riêng. Vua trao quân sĩ cho cho một người dưới quyền mình có kèm theo ấn tướng quân và vị tướng này có toàn quyền chỉ huy quân đội. Chừng nào ấn còn trong tay vị tướng thì vị tướng đó còn toàn quyền chỉ huy với đội quân đó; khi bị thu ấn tức là không còn quyền chỉ huy. Trên nguyên tắc, quân sĩ luôn nghe theo người mang ấn. Chính vì vậy trong thời [[Hán Sở tranh hùng]], khi [[Lưu Bang]] bị [[Hạng Vũ]] đánh bại ở Thành Cao, phải bỏ trốn đến Tu Vũ với hai tướng dưới quyền là [[Hàn Tín]] và [[Trương Nhĩ]]. Vì sợ Hàn Tín không nghe mình nên Lưu Bang đã phải nhân lúc Hàn Tín ngủ mà lấy trộm ấn tướng quân để ra lệnh cho quân sĩ. Hàn Tín và Trương Nhĩ tỉnh dậy mới biết Lưu Bang đã thay đổi hết nhân sự mà mình sắp đặt. Sự việc đó được sử sách gọi là “Lưu Bang cướp quân của Hàn Tín”, hành động tượng trưng là việc cướp ấn tướng.
Việc dùng ấn làm bằng chứng bổ nhiệm quan lại thực hiện từ thời Đông Chu, gọi là ''tỉ'', có thể làm bằng kim loại hoặc bằng ngọc, gọi là quan ấn (官印). Ấn của vua hoặc quan đóng lên văn thư gọi là tỉ thư (璽書 - văn bản có đóng dấu triện).