Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mani giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: → using AWB
Dòng 16:
Năm Hội Xương thứ 3 (843), triều đình lấy danh nghĩa “không làm ô tạp phong hóa Trung nguyên”, hạ lệnh nghiêm cấm Phật giáo và Minh giáo hoạt động, ra lệnh giết giáo đồ, tịch thu tất cả tài sản tự viện, bắt tu sĩ hoàn tục. Sử gọi đây là “Hội Xương pháp nạn”. Sau “Hội Xương pháp nạn”, Minh giáo bị gọi là Ma giáo. Từ đó về sau, Minh giáo trở thành một tôn giáo bí mật, phạm cấm, đời nào cũng bị quan phủ truy lùng giết chóc. Để có thể sinh tồn, người trong Minh giáo không thể không hành sự bí ẩn, để rồi chữ Ma trong Mani bị đổi thành Ma, đồng nghĩa với tà ma.
 
Chu Nguyên Chương (1328 -1398), là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Câu hỏi vì sao ông lấy quốc hiệu “Minh” cũng là câu đố lịch sử hấp dẫn. Trong Minh giáo với đế quốc Đại Minh, GS Ngô Hàm nhận định: “Chỉ“''Chỉ có Minh Thái Tổ năm Chí Chính thứ 27 (1367) lấy niên hiệu Ngô Nguyên Niên, năm sau lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu Đại Minh, niên hiệu Hồng Võ. “Ngô” không phải là quốc hiệu, “Minh” không phải địa danh lúc đầu khởi nghĩa hay quan tước được phong, cũng chẳng phải truy nguyên nguồn gốc từ Hậu Đường, Hậu Hán...''”. 
 
Quốc hiệu “Minh” thể hiện một số đặc điểm riêng tư trong cuộc đời của vị hoàng đế nông dân này, vì danh xưng có quan hệ đến “Minh giáo”, “Đại tiểu Minh Vương xuất thế kinh” mà ông từng là giáo đồ.