Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảm sát Huế Tết Mậu Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 108:
 
===Nguồn khác của Việt Nam===
 
==== Nguyễn Đắc Xuân ====
Theo nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân, cuộc thảm sát Mậu thân là sản phẩm tưởng tượng của một cuộc tâm lý chiến. Ông cho rằng kết cục tại Huế đã cho thấy một thất bại của Mỹ khi để quân đội chủ quan dẫn đến việc Mỹ buộc phải sử dụng không quân và hỏa lực cực mạnh để tàn phá nhiều khu phố, giết hại nhiều thường dân theo đúng mô-típ họ đã làm ở Bến Tre rằng muốn cứu lấy thành phố này, chỉ có cách phá hủy nó. Để rồi, khi kết thúc trận chiến, họ phải dựng lên cái gọi là một cuộc thảm sát để khỏa lấp thất bại đó cũng như đánh lừa dư luận.
 
Hàng 119 ⟶ 120:
 
Trong phim Mậu Thân 1968, đoàn làm phim đã phỏng vấn ông [[Lê Khả Phiêu]] - người chỉ huy một Trung đoàn trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế, nhà nghiên cứu [[Nguyễn Đắc Xuân]], nhà sử học Mỹ [[Stanley Karnow]], cựu phóng viên tờ [[The Washington Post|Washington Post]] là Don Lux, giáo sư sử học [[Larry Berman]], và cả những người lính từ hai phía. Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó, cái gọi là "cuộc thảm sát" chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đã làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng với quân lính 2 bên. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa tuyên bố.<ref name=thanhnien>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130126/giai-ma-mau-than-1968.aspx "Giải mã" Mậu Thân 1968, Thanh Niên Online]</ref> Điều này đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm được Huế đã không cho các phóng viên tới hiện trường để điều tra viết bài về sự kiện chấn động này, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra họ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.
 
==== Nguyễn Lý Tưởng ====
Theo Nguyễn Lý Tưởng, nhà sử học, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, người đã sống vào thời điểm xảy ra biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và các nơi khác cũng như từng tiếp xúc với một số nhân chứng của cả hai bên, đã kể lại trong “Cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Vietnam Center (Lubbock, Texas, Hoa Kỳ) từ 13 đến 15-03-2008 như sau: “Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?!<ref>{{Chú thích web|url=http://www.duocviet.org/2017/02/05/bien-co-mau-than-cuoc-tham-sat-tai-khe-da-mai/|title=Biến cố Mậu Thân-Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
==== Đinh Lâm Thanh ====
Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, chứng nhân biến cố, mô tả như sau trong bài thuyết trình dịp tưởng niệm 40 năm biến cố tổ chức tại Paris ngày 02-03-2008: “''Tại Huế, CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước khi rút lui tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của QLVNCH và Đồng minh… Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như : Cột chùm lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống''”.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.tinparis.net/thoisu/2008_03_02_ThuyetTrinhParisTruyDieu03_02_DLamThanh.html|title=Nhà văn Đinh Lâm Thanh
trong dịp Tưởng Niệm 40 năm biến cố Mậu Thân|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
==== Võ Văn Bằng ====
Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Cải táng Nạn nhân CS Tết MT nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008 : “''Các hố cách nhau. Mỗi hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…''”<ref>{{Chú thích web|url=https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/50-years-hue-massacre-02052018112221.html|title=50 NĂM CUỘC THẢM SÁT MẬU THÂN (1968-2018)|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
==== Nhã Ca ====
Trong bài nói chuyện tại buổi Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery ngày 29-3-2008, nhà văn Nhã Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế” đã tố cáo: “Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, CS khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân -không hề có người lính Cộng hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Giòi bọ… Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn… Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống... Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế” (Việt Báo ngày 31-3-2008).<ref>{{Chú thích web|url=https://vietbao.com/a112486/trien-lam-hoi-thao-van-nghe-su-that-tet-mau-than-1968-dien-gia-dai-ta-ha-mai-viet-trung-ta-tran-ngoc-hue-dai-su-bui-diem|title=Triển Lãm, Hội Thảo, Văn Nghệ “Sự Thật Tết Mậu Thân 1968” - Diễn Giả: Đại Tá Hà Mai Việt, Trung Tá Trần Ngọc Huế, Đại Sứ Bùi Diễm|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
=== Quân đội Hoa Kỳ ===
 
====Tướng [[William Westmoreland]]====
Trong hồi ký, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng [[William Westmoreland]] công nhận rằng bom Mỹ khi ném trượt mục tiêu quân sự đã tàn phá công trình dân sự và gây nhiều thương vong cho thường dân<ref name=mot />: