Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 205:
Nghệ thuật cũng chịu ảnh hưởng của triết học. [[Mỹ học]] là cơ sở lý luận của các môn [[nghệ thuật]]. Quan niệm về cái đẹp của các nhà triết học đã tác động sâu sắc đến quan niệm thẩm mỹ của những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
 
Các tôn giáo đều được xây dựng trên những nền tảng triết học nhất định. Có những tôn giáo ban đầu chỉ là một trường phái triết học nhưng được người đời sau biến thành tôn giáo bằng cách thêm vào các yếu tố của tôn giáo như tín đồ, tăng lữ, giáo hội, nghi lễ, giáo quy, giáo chủ, các truyền thuyết... để trở thành tôn giáo. Phật giáo, Đạo giáo hay Khổng giáo đều hình thành theo cách đó. Có những tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng sơ khai sùng bái thần linh, linh vật, từ hệ thống thần thoại của một tộc người nào đó nhưng qua quá trình phát triển lâu dài giáo lý của chúng đều chứa đựng những quan điểm triết học về thế giới và con người. Triết học là phần cốt lõi của tôn giáo còn tôn giáo là biểu hiện mang tính thần thánh của triết học.
 
Mặc dù có vẻ nằm hoàn toàn trong phạm trù [[trừu tượng]], triết học cũng có áp dụng đời sống hàng ngày. Điển hình nhất là áp dụng trong [[nguyên tắc xử thế]], như nguyên tắc xử thế trong nghề nghiệp. Hơn thế, một phân ngành triết học đã dành hết khả năng để áp dụng triết học vào những vấn đề của cuộc sống thường ngày đã được phát triển gần đây, được gọi là "triết học lời răn" ([[philosophical counseling]]). Nhiều nhà triết học phương Đông có thể giúp hàng triệu người đang chịu sự dằn vặt tâm lý bằng cách xem xét sự phiền muộn của họ bằng cách thiền để gợi lại ký ức và sợi dây kết nối giữa sức mạnh thể chất và sức mạnh tâm hồn. Cũng nên nhấn mạnh [[triết học giáo dục]] "Giáo dục tiên tiến" do [[John Dewey]] chủ trương có ảnh hưởng sâu đậm trong [[phương pháp giáo dục]] tại [[Hoa Kỳ]] trong [[thế kỷ 20]].