Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trùng Quang Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: . {{sfn → .{{sfn using AWB
Dòng 22:
'''Trùng Quang Đế''' ([[chữ Hán]]: 重光帝 ? – [[1414]]) là vị [[hoàng đế]] thứ hai của [[nhà Hậu Trần]], một vương triều được dựng lên ở miền nam [[Đại Việt]] để chống lại sự đô hộ của [[nhà Minh|đế quốc Minh]] sau năm [[1407]]. Ông có tên húy là '''Trần Quý Khoáng''' hay '''Trần Quý Khoách'''{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=79}} (陳季擴), là cháu nội của [[Trần Nghệ Tông]]. Khi chú ông là [[Giản Định Đế]] dựng nhà Hậu Trần ([[1407]]), ông giữ chức Nhập nội thị trung. Năm 1408, các tướng [[Đặng Dung]] và [[Nguyễn Cảnh Dị]] bất bình với [[Giản Định Đế]] mới vào [[Nghệ An]] lập Trần Quý Khoáng lên ngôi vua. Trần Quý Khoáng tôn Giản Định Đế làm [[Thái thượng hoàng]], cùng tiến quân ra bắc đánh Minh, đến năm [[1409]], Thượng hoàng bị địch bắt giết.
 
Trong suốt thời gian giữ ngôi, Trùng Quang Đế cùng các tể thần [[Đặng Dung]], [[Nguyễn Cảnh Dị]] và [[Nguyễn Súy]] đã tận lực chiến đấu chống quân đội Minh do Anh quốc công [[Trương Phụ]] chỉ huy. Các ông từng đánh bại quân Minh ở La Châu, Hạ Hồng, nhân đà truy kích tới tận [[Bình Than]], nhưng cuối cùng bị thiệt hại nặng, phải lui về [[Nghệ An]] và [[Hóa Châu]]. Sau trận thư hùng đẫm máu ở kênh Thái Đà năm [[1413]], lực lượng Hậu Trần tan vỡ, Trùng Quang Đế chạy sang [[Lão Qua]] nhưng bị [[Trương Phụ]] bắt giữ. Năm [[1414]], trên đường áp giải về Đại Minh, Trùng Quang Đế trầm mình xuống sông tự vẫn. [[Nhà Trần]] diệt vong.
 
Tuy thất bại nhưng Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng vẫn được các bộ sử sau này của nước Đại Việt coi là vị vua chính thống nối nghiệp nhà Trần, được nhân dân phối thờ trong đền Trần (nơi thờ các vua nhà Trần). Sử thần đời [[nhà Lê sơ|Hậu Lê]] [[Ngô Sĩ Liên]] trong bộ ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (hoàn tất năm [[1479]]) đã ca ngợi tấm gương của Trùng Quang Đế là ''"quốc quân chết vì xã tắc"''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=322}}
Dòng 64:
Tháng 4 âm lịch năm [[1413]], Trương Phụ lại đánh vào [[Nghệ An]], Trùng Quang Đế phải rút về [[Hóa Châu]], sai [[Nguyễn Biểu]] làm sứ đi cầu phong, đến [[Nghệ An]] bị [[Trương Phụ]] bắt giữ, Nguyễn Biều tức giận mắng Trương Phụ và bị Phụ giết chết.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=319-320}} Thái phó [[Đại Việt]] là Phan Quý Hữu đầu hàng quân Minh, được 1 tuần thì chết. [[Trương Phụ]] cử con Quý Hữu là Liêu làm Tri phủ [[Nghệ An]] và ban thưởng hậu hĩnh cho gia đình Liêu. Liêu bèn kể hết cho Phụ về thực lực các tướng, quân số của Trùng Quang Đế và địa thế [[Hóa Châu]].{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=346}}{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=79}} Trương Phụ, Mộc Thạnh liền đem quân thủy bộ vào [[Hóa Châu]], mất 21 ngày thì tới.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=320}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=346}}
 
Tháng 9 âm lịch năm [[1413]], [[Nguyễn Súy]] dàn trận tại kênh Thái Đà, đánh nhau ác liệt với [[Trương Phụ]]. Nửa đêm [[Đặng Dung]] dùng voi đánh úp dinh của Phụ, định nhảy lên thuyền Phụ bắt sống mà không nhận được mặt, Phụ nhảy lên thuyền nhỏ trốn mất, quân Minh tan vỡ quá nửa, thuyền chiến vũ khí bị đốt phá gần hết. Thế nhưng [[Nguyễn Súy]] không chịu hợp sức cùng [[Đặng Dung]] chiến đấu, mà quân thì còn rất ít. [[Trương Phụ]] thấy vậy xua tàn quân phản công, thay đổi cục diện. Quân Đặng Dung tan chạy, ẩn nấp trong hang núi, không còn sức đánh lớn. Tháng 11 âm lịch năm [[1413]], Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị định chạy sang [[Xiêm La]] nhưng bị quân Minh bắt. Khi trông thấy Phụ, [[Nguyễn Cảnh Dị]] luôn mồm quát mắng: ''"Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!"''. [[Trương Phụ]] tức giận, giết rồi ăn gan [[Nguyễn Cảnh Dị]]. Trương Phụ chiếm được Tân Bình, Thuận Hóa, bèn đặt quan cai trị, điều tra dân số, làm sổ dân đinh và tâu xin vua Minh tăng cường quân trấn giữ. {{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|pp=345-347}}
 
''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'' thuật lại: