Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: 2 con → hai con, 3 con → ba con, 5 con → năm con using AWB
Dòng 44:
Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức [[22 tháng 3]] năm [[924]]) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã [[Gia Phương, Gia Viễn|Gia Phương]], [[Gia Viễn]], [[Ninh Bình]])<ref>[http://www.ninhbinhtourism.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=44 Triết Gia Đinh Tiên Hoàng (924 – 979)], Trên trang sở Văn hóa Thể thao Du lịch Ninh Bình, ngày 07.06.2007</ref><ref>Theo các sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư thì cho rằng ông là người động Hoa Lư, nay là xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên hiện nay người ta phủ nhận giả thiết này và các địa danh trên rất gần nhau, đều thuộc huyện Gia Viễn, xem bài động Hoa Lư</ref>. Cha của ông là [[Đinh Công Trứ]], nha tướng của [[Dương Đình Nghệ]], giữ chức thứ sử [[Hoan Châu]]. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại (Gia Thủy, [[Nho Quan]]) ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn [[trâu]] lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có [[Đinh Điền]], [[Nguyễn Bặc]], [[Lưu Cơ]] và [[Trịnh Tú]], những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
 
Theo sách An Nam chí lược: ''Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha-tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha.''<ref name="ReferenceD">An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc; Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam; Nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế 1961; bản điện tử, trang 97</ref>
 
Theo sách Việt sử tiêu án: Vua Đinh, tên Bộ Lĩnh, người làng Đại Hoàng, động Hoa Lư. Thân phụ vua là Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, cai trị Hoan Châu, mẹ là họ Đàm, nằm mộng thấy có một người lớn tay cầm cái ấn vua đến xin làm con, bèn có mang mà sinh ra vua, được ít lâu thì thân phụ dắt vào ở trong động, chơi với trẻ chăn trâu, lũ trẻ tôn làm đàn anh. Mỗi khi chơi đùa, giao tay nhau cho vua ngồi lên, khiêng đi làm xe, lấy bông lao làm cờ, dàn ra hai bên, rước đi làm như nghị vệ nhà vua. Trong nhà nuôi được con lợn, thừa lúc mẹ đi vắng, vua mổ lợn khao bọn trẻ rồi di cư đến Đào Úc Sách. Bà mẹ sợ, mang chuyện ấy nói với chú Đinh Dự, Dự cầm dao đi tìm, đuổi đến bờ sông, vua chạy sa vào bùn lầy, thấy có con rồng vàng, đỡ hai bên vua sang qua sông. Ông chú sợ bỏ về, vua bèn theo bọn ngư hộ làm nghề đánh cá, bắt được ngọc huê lớn để vào đáy giỏ. Đến đêm vào chùa ngủ trọ, nhà sư thấy trong cái giỏ có tia sáng tròn, hỏi cớ sao, và nói rằng: "Anh này ngày sau cao quý không thể nói được". Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế.<ref>Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sỹ, Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu; Nhà xuất bản: Văn Sử 1991; bản điện tử, trang 34</ref>
Dòng 60:
Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về [[Hoa Lư]], chiêu mộ binh lính, chống [[nhà Ngô]] và các sứ quân khác.Dưới trướng ông những hào kiệt của Giao Châu đều có mặt (Giao Châu thất hùng gồm: Đinh Bộ Lĩnh, [[Đinh Liễn]], [[Lê Hoàn]], [[Đinh Điền]], [[Nguyễn Bặc]], [[Phạm Hạp]], [[Phạm Cự Lạng]]).<ref>Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn, trang 116</ref><ref>Về thời điểm Đinh Bộ Lĩnh gia nhập với Trần Lãm trước năm 1951 chúng tôi theo những gì chép trong Việt Nam sử lược của soạn giả Trần Trọng Kim</ref>
 
Năm 951, con trai Ngô Quyền là Ngô Xương Văn truất bỏ Dương Tam Kha, tự lập làm vương, xưng là Nam Sách vương, rước anh là Ngô Xương Ngập trở về lập làm Thiên Sách vương. Đinh Bộ Lĩnh lúc ấy cậy có khe núi Hoa Lư hiểm trở, không chịu làm tôi. Hai vương muốn cất quân đi đánh, Bộ Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Đinh Liễn đến, hai vương trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn đem theo đi đánh.<ref name="ReferenceE">Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử trang 56</ref>
 
Hai bên đánh nhau hơn một tháng không phân thắng bại, hai vương bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Đinh Liễn. Đinh Bộ Lĩnh tức giận nói ''Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao''. Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Đinh Liễn mà bắn. Hai vương kinh sợ: ''Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì''. Bèn không giết Liễn mà đem quân về.<ref>Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử trang 56<name="ReferenceE"/ref>
 
===Loạn 12 sứ quân===
Năm [[944]] [[Ngô Quyền]] mất. Anh vợ của Ngô Quyền là [[Dương Tam Kha]] tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Năm [[950]], [[Ngô Xương Văn]], con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn vương. Ngô Xương Văn đón anh trai là [[Ngô Xương Ngập]] về cùng làm vua, xưng là Thiên Sách Vương. Đến năm [[954]], Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.<ref>Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử trang 56<name="ReferenceE"/ref>
 
Năm [[965]], Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết<ref>con trai của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn được trở về Hoa Lư</ref>. Sách An Nam chí lược chép:''Văn chết, tham-mưu của Văn là Ngô Xử Bình, Thứ Sử Phong Châu Kiều Tri Tả, Thứ Sử Ninh Châu Dương Huy và nha tướng Đổ Cảnh Thạc, dùng binh tranh lập, rồi đều bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên.''<ref>An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc; Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam; Nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế 1961; bản điện tử, trang 97<name="ReferenceD"/ref>
 
Năm 966, sau cái chết của Nam Tấn vương các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tự giữ, hình thành 12 sứ quân<ref>Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử trang 56<name="ReferenceE"/ref>:
[[Tập tin:Map of 12 Warlords in Anarchy of the 12 Warlords.svg|nhỏ|phải|300px|Sơ đồ chiếm đóng 12 sứ quân]]
#[[Ngô Xương Xí]] giữ Bình Kiều ([[Triệu Sơn]] - [[Thanh Hóa]]) <ref>Có sách cho rằng Bình Kiều ở [[Khoái Châu]], [[Hưng Yên]]. Phần lớn các tài liệu và ở đền Vua Đinh - Cố đô [[Hoa Lư]] có bản đồ chỉ ra Bình Kiều ở Thanh Hóa</ref>.
Dòng 245:
**Theo chính sử có 5 Hoàng hậu: Đan Gia Hoàng hậu, Trinh Minh Hoàng hậu, Kiểu Quốc Hoàng hậu, Cồ Quốc Hoàng hậu, Ca Ông Hoàng hậu.
**Theo dã sử đã thấy 5 Hoàng hậu:
***Hoàng Thị Thi: là tên gọi của một [[Hoàng hậu nhà Đinh]] được hậu thế ghi nhận và tôn vinh ở [[Chùa Bà Ngô (Ninh Bình)|chùa Bà Ngô]], thuộc [[quần thể di tích Cố đô Hoa Lư]].<ref>Thần tích chùa Bà Ngô và một số ý kiến như trong tác phẩm "Dương Vân Nga - Non cao vực thẳm ghi nhận tên bà Ngô phu nhân là Hoàng Thị Thi</ref> Bà sinh ra thái tử [[Đinh Hạng Lang]], hai người con riêng của Bà với họ Ngô đều được gả cho 2hai con của Vua Đinh với người vợ cả là [[Đinh Liễn]] và [[công chúa Phất Kim]]. Bà là người có số phận bi thảm khi con trai Hạng Lang của bà rồi Vua Đinh bị sát hại, con riêng Ngô Nhật Khánh của bà bị bão dìm chết trận. Khi [[Đinh Toàn]] lên ngôi thì quyền lực về tay Đại Thắng Minh Hoàng hậu [[Dương Vân Nga]], bà đã rời bỏ Hoàng cung về ngôi chùa phía Bắc [[kinh đô Hoa Lư]] tu hành. Ngôi chùa đó được người Việt gọi là [[Chùa Bà Ngô (Ninh Bình)|chùa Bà Ngô]].
***Đinh Thị Tỉnh: là Đệ nhị cung phi trong Hoàng cung nhà Đinh. Bà là người có nhan sắc, tài nghệ văn chương và tinh thông võ nghệ. Bà được thờ ở đền Thánh Mẫu, xã Đông Sơn, Đông Hưng, [[Thái Bình]]. Trong sắc phong ở đền thờ hoàng hậu triều Đinh có ghi: "Trinh Thục hoàng hậu" và "Đệ nhị cung phi". Trong số 5 bà hoàng hậu triều Đinh, hoàng hậu thứ 2 có tên là Trinh Minh Hoàng hậu. Rất có khả năng tên của 2 vị này là 1 người (Trinh Minh – Trinh Thục). Tương tự như Trường hợp của Bà tổ nghề may [[Nguyễn Thị Sen]] thần tích ghi chép là Tứ phi Hoàng hậu, đối chiếu với tên gọi 5 Hoàng hậu tương đương với tên gọi Cồ Quốc.
***[[Dương Vân Nga]]: là hoàng hậu của 2 vua Đinh Tiên Hoàng và [[Lê Đại Hành]] trong lịch sử Việt Nam. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ [[nhà Đinh]] sang [[nhà Tiền Lê]]. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với [[Lê Đại Hành]] là [[Lê Thị Phất Ngân]] trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này. Vì là một người đàn bà quyền lực của nhiều triều đại, sử sách thường gọi bà với cái tên trang trọng là Dương hậu hay Dương thái hậu. Hiện nay, trong các đền thờ, tên đường và các tác phẩm văn học nghệ thuật, người Việt gọi bà là Thái hậu [[Dương Vân Nga]]. Theo giai thoại dân gian, [[Dương Vân Nga]] là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]. Cái tên Vân Nga là ghép từ Vân Long và Nga My là tên thôn quê cha mẹ bà<ref>[http://www.ninhbinh.gov.vn/web/guest/danh-nhan-van-hoa/-/asset_publisher/6gpS/content/thai-hau-duong-van-nga-952-1000-1;jsessionid=F6F2F6D83A6F353644A91787E2BC88CC?redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fdanh-nhan-van-hoa Thái Hậu Dương Vân Nga (952-1000)]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. [Ngày 15 tháng 8 năm 2013].</ref> Từ khi Vua Đinh và Thái tử [[Đinh Hạng Lang]] (con trai của Hoàng hậu Đan Gia) bị sát hại, Dương Vân Nga mới thực sự làm chủ Hậu cung với tư cách là mẹ của Vua mới [[Đinh Toàn]]. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên [[nhà Tiền Lê]]. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành.
Dòng 251:
***Dương Thị Nguyệt: là Hoàng hậu được thờ ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Bà là người đã sinh ra công chúa Đinh Thị Ngọc Nương cũng được dân lập đền thờ. Bà được xem là người đã được Vua Đinh Tiên Hoàng giao về xứ Thanh truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng. Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt còn được thờ ở đình Tam Chúc (Hà Nam) và Nghè Xuân Phả ở Thanh Hóa.
*Con:
**Con trai: Về các con Vua Đinh Tiên Hoàng, các sử chép thống nhất có 3ba con trai [[Đinh Liễn]], [[Đinh Hạng Lang]], [[Đinh Toàn]].
**Con gái: Sử không chép rõ ràng nhưng căn cứ vào các thần tích tại nhiều đền thờ có thể thấy ít nhất vua có 5năm con gái là:
***Công chúa Phất Kim (được thờ ở [[đền thờ công chúa Phất Kim]] khu di tích [[cố đô Hoa Lư]])
***Công chúa Phù Dung (được thờ ở đình Phù Sa, xã Viên Sơn thị xã Sơn Tây [[Hà Nội]])<ref>[http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/64/2010/05/5592/#yLlxnmuHbLJa Đình Phù Sa], Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Theo Di tích Hà Tây, Sở Văn hóa thông tin Hà Tây, 1999</ref> và phủ Phù Dung ở thôn Yên Trạch, [[cố đô Hoa Lư]].