Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 357:
Trung Quốc cũng hiện đại hóa lực lượng bộ binh của họ, thay thế [[xe tăng]] từ thời Liên Xô bằng nhiều biến thể của tăng [[kiểu 99 (tăng)|kiểu 99]], và nâng cấp các hệ thống C3I và C4I chiến trường để tăng cường năng lực chiến tranh mạng lưới trung tâm của họ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phát triển hoặc kiếm được các hệ thống tên lửa tân tiến,<ref name="Ref_abcdes">[http://www.sinodefence.com/army/surfacetoairmissile/hongqi9.asp Surface-to-air Missile System]{{Dead link|date=February 2014}}. SinoDefence.com. 2006. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.</ref><ref name="Ref_2008e">{{chú thích sách| chapter=HQ-19 (S-400) (China)|title=Jane's Weapons: Strategic |publisher=IHS |date=ngày 23 tháng 12 năm 2008}}</ref> trong đó có [[tên lửa chống vệ tinh]],<ref>[http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/253580/1/.html "China plays down fears after satellite shot down"]. [[Agence France-Presse]] qua [[MediaCorp Channel NewsAsia|ChannelNewsAsia]]. ngày 20 tháng 1 năm 2007. Truy cập 11 tháng 7 năm 2013.</ref> [[tên lửa hành trình]]<ref>[http://asw.newpacificinstitute.org/?p=11412 "Chinese Navy Tests Land Attack Cruise Missiles: Implications for Asia-Pacific"]. New Pacific Institute. ngày 25 tháng 7 năm 2012. Truy cập 1 tháng 10 năm 2012.</ref> và tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân phóng từ tàu ngầm.<ref name="WashTiNu">[http://www.washingtontimes.com/news/2011/aug/25/beijing-to-expand-its-nuclear-stockpile/?page=all "China expanding its nuclear stockpile"]. ''[[The Washington Times]]''. ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập 16 tháng 10 năm 2011.</ref>
 
Liên tục 20 năm (từ năm 1997), ngân sách quốc phòng Trung Quốc công bố tăng trung bình 15%/năm đã tạo đà cất cánh cho Hải quân Trung Quốc trở thành sức mạnh mới. Những năm 1980, Hải quân Trung Quốc có bước đầu phát triển về chất, bắt đầu có các chuyến đi viễn dương, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, huấn luyện hiệp đồng tàu ngầm với tàu mặt nước. Ngày nay, [[Hải quân Trung Quốc]] đã phát triển hoàn chỉnh với 5 binh chủng hiện đại: tàu ngầm, tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, tên lửa và pháo bờ biển. Các binh chủng này có thể độc lập hay hiệp đồng tác chiến. Chiến lược biển của Trung Quốc đặt mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc hải quân toàn cầu, có khả năng tranh chấp và làm chủ các vùng biển xa, tiến tới mục tiêu siêu cường thế giới vào năm 2050. Để thực hiện các chủ trương trên, trong khuôn khổ ''“Bảy dự án trọng điểm”'' phát triển tiềm lực quân sự đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc có 2 dự án: một là Dự án [[tàu sân bay]] (dự án 48), đóng mới và đưa vào trang bị hai tàu sân bay có lượng giãn nước khoảng 60.000 – 65.000 tấn, hai là thúc đẩy phát triển một đội tàu cỡ lớn. Trung Quốc có kế hoạch trang bị cho hải quân khoảng 6 tàu sân bay vào năm 2030, đủ sức cân bằng lực lượng với [[Hạm đội Thái Bình Dương]] của Hoa Kỳ.
 
Với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế cũng như [[Khoa học kỹ thuật|khoa học – kỹ thuật]], Trung Quốc được được nhìn nhận là một [[Cường quốc|cường quốc quân sự]] lớn trong khu vực châu Á và có tiềm năng trở thành một siêu cường quân sự trong tương lai gần<ref name="Ref_abcder" />.